Những biện pháp điều trị tại nhà nào hiệu quả đối với tình trạng bàng quang tăng hoạt?

Làm thể nào để nhận biết trong trường hợp bạn mắc chứng bàng quang tăng hoạt?

Hội chứng bàng quang tăng hoạt (overactive bladder – OAB) có nghĩa là bàng quang gặp phải vấn đề trong việc lưu trữ nước tiểu so với bình thường. Các triệu chứng phổ biến của OAB bao gồm:

  • nhu cầu cần đi vệ sinh thường xuyên hơn bình thường
  • không thể giữ nước tiểu
  • gặp phải tình trạng nước tiểu bị rò rỉ khi bạn đang mắc tiểu (tình trạng tiểu không tự chủ hay són tiểu)
  • đi tiểu nhiều lần trong đêm.

Theo thời gian, những triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn. Chúng có thể khiến việc lập kế hoạch cho các chuyến du lịch hay công tác trở nên khó khăn hơn, gây ra tình trạng gián đoạn không mong muốn trong quá trình làm việc hoặc ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

OAB có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm những thay đổi liên quan đến lão hóa, các tình trạng bệnh lý như bệnh Parkinson, chứng tắc nghẽn bàng quang và yếu cơ vùng chậu. Đôi khi, không có nguyên nhân rõ ràng được xác định. OAB là một tình trạng rất phổ biến và có thể điều trị được.

Trên thực tế, một số biện pháp khắc phục cho tình trạng này, chẳng hạn như thảo dược, các bài tập và các liệu pháp hành vi được biết đến là có thể giúp kiểm soát các triệu chứng đường tiểu. Theo bài đăng trên Harvard Health, khoảng 70% phụ nữ áp dụng các phương pháp này cho biết họ hài lòng với kết quả thu được.

Hãy cùng tìm hiểu về những cách mà bạn có thể thực hiện để khắc phục tình trạng bàng quang tăng hoạt và giảm số lần đi vệ sinh.

Phương pháp điều trị bằng thảo dược cho tình trạng bàng quang tăng hoạt

Luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất kỳ sản phẩm bổ sung có thành phần thảo dược nào. Các chế phẩm này có thể tương tác với các loại thuốc bạn đang sử dụng và gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

  • Hỗn hợp thảo dược Trung Quốc

Gosha-jinki-gan (GJG) là sự pha trộn 10 loại thảo dược truyền thống của Trung Quốc. Một số nghiên cứu đã được thực hiện trên hỗn hợp thảo dược này và các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng GJG ức chế bàng quang và cải thiện đáng kể tần suất đi tiểu vào ban ngày.

Những người dùng 7.5 mg GJG mỗi ngày cũng báo cáo kết quả tốt hơn trên thang điểm ‘Triệu chứng tuyến tiền liệt quốc tế’ (IPSS), thang điểm này đánh giá các triệu chứng tiết niệu.

Một loại thuốc từ thảo dược khác của Trung Quốc là Hachimi-jio-gan (HE). HE được tạo ra từ 8 thành phần tự nhiên, một số thành phần trong số đó cũng có trong GJG. Các nghiên cứu sơ bộ cho thấy HE có thể tác động đến sự co cơ bàng quang.

  • Nấm linh chi

Chiết xuất nấm linh chi (Ganoderma lucidum; lingzhi mushroom) từ ​​vùng Đông Á được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, chẳng hạn như viêm gan, tăng huyết áp và các bệnh ung thư. Trong một nghiên cứu ngẫu nhiên, 50 người đàn ông đã báo cáo có điểm số tốt hơn trong thang điểm IPSS.

Nghiên cứu này khuyến nghị việc sử dụng 6 mg chiết xuất nấm linh chi ở nam giới có các triệu chứng đường tiết niệu dưới.

  • Rau bắp

Rau bắp (Zea mays; corn silk) là sản phẩm thừa, tưởng chừng như không có công dụng từ quá trình trồng và thu hoạch bắp (ngô). Các quốc gia từ Trung Quốc đến Pháp đã sử dụng râu bắp như một loại thảo dược truyền thống để điều trị nhiều bệnh, bao gồm cả chứng đái dầm và tình trạng kích thích bàng quang. Theo Hiệp hội Quốc tế về tiểu tự chủ (ICS), rau bắp có thể giúp tăng cường và phục hồi màng nhầy trong đường tiết niệu để ngăn ngừa chứng tiểu không tự chủ.

  • Capsaicin

Capsaicin được tìm thấy trong phần thịt – không phải phần hạt – của ớt Chile. Thành phần này thường được sử dụng để điều trị hội chứng đau vùng chậu, đây thường là một triệu chứng của OAB. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng sức chứa tối đa của bàng quang tăng từ 106 ml lên 302 ml.

Lưu ý về tác dụng phụ

Hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thử dùng bất kỳ biện pháp nào thay thế cho các thuốc điều trị trong trường hợp bạn mắc OAB. Các sản phẩm như thế có thể gây ra các tác dụng phụ ngoại ý. Và trong trường hợp bạn lựa chọn sử dụng, hãy đảm bảo rằng bạn mua các sản phẩm thảo dược từ nguồn cung cấp uy tín. Các loại thảo dược từ những nguồn không đáng tin cậy có thể bị nhiễm tạp chất, không tinh khiết và nhiều loại không đạt liều lượng tiêu chuẩn.

Bên cạnh đó, nhiều loại thảo dược không được nghiên cứu kỹ lưỡng và không trải qua quy trình kiểm soát chất lượng cũng như không thử nghiệm trên người để chứng minh tính hiệu quả.

Khi mắc chứng bàng quang tăng hoạt, thực phẩm hoặc đồ uống nào tôi có thể sử dụng để có được lợi ích?

  • Hạt bí ngô

Hạt bí ngô chứa nhiều acid béo omega-3, đây là thành phần có đặc tính kháng viêm. Một nghiên cứu cho thấy dầu từ hạt bí ngô có thể cải thiện chức năng tiết niệu bất thường và giảm các triệu chứng của OAB.

Một nghiên cứu khác tại Nhật Bản cho thấy rằng chiết xuất từ hạt bí ngô và ​​hạt đậu nành cũng làm giảm đáng kể chứng tiểu không tự chủ. Những người tham gia nghiên cứu đã uống 5 viên chế phẩm này 2 lần/ngày trong 2 tuần đầu tiên và sau đó là 3 viên/ngày trong 5 tuần tiếp theo.

  • Trà Kohki

Trà Kohki là chiết xuất của một loại cây cận nhiệt đới ở miền nam Trung Quốc. Loại trà ngọt này được bán rộng rãi ở Nhật Bản và trong thành phần có nhiều chất chống oxy hóa. Thức uống này cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ bàng quang.

Một nghiên cứu cho thấy trà kohki có tác dụng bảo vệ đáng kể chức năng cũng như đáp ứng co thắt bàng quang ở thỏ bị tình trạng bàng quang tắc nghẽn một phần.

Những thức uống khác có lợi cho bàng quang bao gồm:

  • nước tinh khiết
  • sữa đậu nành, có thể ít gây kích ứng hơn so với sữa bò hoặc sữa dê
  • nước trái cây chứa ít acid, chẳng hạn như táo hoặc lê
  • nước lúa mạch
  • nước bí đao loãng
  • trà không chứa cafein, như trà trái cây.
  • Thực phẩm giúp giảm tình trạng táo bón

Đôi khi tình trạng táo bón có thể làm gia tăng thêm áp lực lên bàng quang. Bạn có thể ngăn ngừa táo bón bằng cách tập thể dục thường xuyên và bổ sung thêm nhiều chất xơ trong chế độ ăn uống. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm các loại đậu hạt, bánh mì nguyên cám, trái cây và rau củ quả.

Phòng khám Cleveland Clinic (Hoa Kỳ) khuyên bạn nên ăn 2 thìa hỗn hợp gồm 1 cup nước sốt táo, 1 cup cám lúa mì chưa chế biến và 3/4 cup nước ép mận mỗi sáng để thúc đẩy sự bài tiết đều đặn.

Những thực phẩm và đồ uống cần tránh

Bạn có thể muốn uống ít nước hơn để không phải đi tiểu thường xuyên, tuy nhiên, bạn vẫn nên đảm bảo cơ luôn có đủ nước. Việc nước tiểu đặc lại và thường có màu sẫm hơn có thể gây kích thích bàng quang và khiến bạn đi tiểu thường xuyên hơn.

Các loại thực phẩm và đồ uống khác có thể góp phần gây ra các triệu chứng OAB, bao gồm:

  • rượu bia
  • chất làm ngọt nhân tạo
  • sô-cô-la
  • trái cây họ cam quýt
  • cà phê
  • nước ngọt
  • thức ăn cay
  • trà
  • thực phẩm làm từ cà chua.

Bạn nên kiểm tra xem loại thực phẩm hoặc đồ uống nào gây kích thích bàng quang và làm trầm trọng thêm các triệu chứng OAB, từ đó loại bỏ chúng khỏi thói quen ăn uống hàng ngày của bạn.

Các tác nhân kích thích bàng quang khác

Bạn có thể giảm số lần đi tiểu vào ban đêm bằng cách không uống nước trong vòng 2 – 3 giờ trước giờ đi ngủ.

Bạn cũng nên hạn chế hút thuốc. Hút thuốc có thể gây kích thích cơ bàng quang, cũng như gây ho, và ho thường góp phần gây ra chứng tiểu không tự chủ.

Các bài tập có thể mang lại hiệu quả gì trong trường hợp mắc OAB?

  • Giảm cân

Cân nặng dư thừa cũng có thể gây tăng áp lực lên bàng quang và dẫn đến chứng tiểu không tự chủ do áp lực. Tình trạng són tiểu do áp lực là khi nước tiểu bị rò rỉ sau khi bạn làm điều gì đó khiến áp lực lên bàng quang gia tăng, như cười hoặc hắt hơi.

Mặc dù ăn những thực phẩm lành mạnh giúp bạn giảm cân, việc tập thể dục thường xuyên – như rèn luyện thể lực – mới có thể giúp quản lý cân nặng lâu dài.

Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bị béo phì khi giảm 10% trọng lượng cơ thể đã cải thiện được 50% khả năng kiểm soát bàng quang.

  • Bài tập Kegel và việc tập luyện cơ bàng quang

Ngoài việc tập thể dục thường xuyên, bạn cũng có thể thực hiện các bài tập đặc biệt cho sàn chậu, hay bài tập Kegel. Bài tập Kegel tăng cường sức mạnh cơ bàng quang để giảm thiểu các cơn co thắt không tự chủ và cải thiện tư thế. Đây cũng là một trong những liệu pháp hành vi an toàn nhất, không có tác dụng phụ và biến chứng.

Để thực hiện bài tập Kegel:

  • Cố gắng dừng dòng nước tiểu lại trong lúc bạn đang đi tiểu. Các cơ bạn sử dụng là cơ sàn chậu. Đây là lúc bạn tập trung vào hoạt động co thắt trong bài tập Kegel.
  • Tập trung siết chặt các cơ kể trên khi bàng quang rỗng. Giữ tư thế này trong khoảng 5 giây cho mỗi lần. Sau đó giãn các cơ và lặp lại 5 lần. Khi cơ vùng sàn chậu của bạn trở nên khỏe hơn, hãy tăng thời gian siết cơ lên 10 giây và lặp lại 10 lần. Thực hiện bài tập 10 lần trở lên mỗi ngày.
  • Hít thở bình thường khi thực hiện bài tập này.
  • Tránh siết bụng, đùi hoặc mông thay vì siết cơ sàn chậu.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến chuyên gia vật lý trị liệu để xem liệu bạn có đang siết đúng các cơ cần thiết hay không.

  • ‘Huấn luyện’ bàng quang

Tình trạng OAB quá mức làm cho cơ bàng quang vận hành theo một cách thức nhất định. Huấn luyện lại bàng quang có thể giúp khởi động lại các cơ bàng quang. Mục tiêu là thông qua việc tập nhịn tiểu, cố gắng kéo dài khoảng thời gian từ lúc cảm giác mắc tiểu xuất hiện cho đến khi bạn bước vào phòng vệ sinh. Cố gắng nhịn một thời gian thay vì đi tiểu ngay – nếu được luyện tập liên tục qua một thời gian – sẽ giúp bạn tăng được thời gian nhịn tiểu và chủ động hơn với việc tiểu tiện của bản thân. Việc huấn luyện bàng quang mang lại hiệu quả tốt nhất khi thực hiện cùng bài tập Kegel.

Thực hiện các bước sau để huấn luyện bàng quang:

  • Ghi chú lại để xác định tần suất bạn đi vệ sinh.
  • Tập nhịn tiểu với khoảng thời gian ngắn. Mỗi khi bạn cảm thấy cần phải đi tiểu, hãy xem liệu bạn có thể nhịn được 5 – 10 phút hay không và dần tăng thời gian này lên 3 – 4 giờ. Hầu hết phụ nữ có thể kéo dài thời gian giữa các lần đi tiểu lên 3 – 6 giờ.
  • Khực hiện bài tập Kegel thường xuyên.

Quá trình ‘huấn luyện’ bàng quang có cần từ ​​6 – 8 tuần để thấy được hiệu quả.

Sẽ thế nào nếu những biện pháp khắc phục kể trên không hiệu quả?

Hãy đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu các triệu chứng OAB ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn. Hãy cho bác sĩ biết nếu bạn đã thử áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà. Bác sĩ sẽ phối hợp cùng bạn để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp. Việc này có thể bao gồm điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

Nguồn: Health Line

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

 

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu