Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 không?

Vitamin D là một vitamin tan trong dầu, đóng một số vai trò quan trọng trong cơ thể.

Thành phần dưỡng chất này đặc biệt quan trọng đối với hệ miễn dịch, khiến nhiều người băn khoăn liệu việc bổ sung vitamin D có thể giúp giảm nguy cơ mắc chủng vi-rút corona mới gây ra COVID-19 hay không.

Mặc dù hiện chưa có cách chữa khỏi COVID-19, các biện pháp phòng ngừa như giữ khoảng cách và vệ sinh đúng cách có thể bảo vệ bạn khỏi lây nhiễm vi-rút. Ngoài ra, một số nghiên cứu cho thấy rằng việc có nồng độ vitamin D hợp lý có thể giữ cho hệ miễn dịch khỏe mạnh và có bảo vệ chống lại các bệnh đường hô hấp nói chung.

Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng những bệnh nhân nhập viện với COVID-19 nếu có đủ lượng vitamin D sẽ giảm nguy cơ gặp phải các kết cục bất lợi và tử vong.

Vitamin D ảnh hưởng đến sức khỏe miễn dịch như thế nào?

Vitamin D cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ miễn dịch – tuyến phòng thủ đầu tiên của cơ thể chống lại nhiễm trùng và bệnh tật.

Vitamin D đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phản ứng miễn dịch. Nó có cả đặc tính chống viêm và điều hòa miễn dịch, đồng thời rất quan trọng để kích hoạt hệ thống phòng thủ của hệ thống miễn dịch.

Vitamin D được biết đến với tác dụng tăng cường chức năng của các tế bào miễn dịch, bao gồm tế bào T và đại thực bào – là những tế bào bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Trên thực tế, vitamin này rất quan trọng đối với chức năng miễn dịch thể hiện thông qua việc hàm lượng vitamin D thấp có liên quan đến tình trạng dễ bị nhiễm trùng, bệnh tật và các rối loạn liên quan đến miễn dịch.

Chẳng hạn, mức vitamin D thấp có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp, bao gồm bệnh lao, hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), cũng như nhiễm trùng đường hô hấp do vi-rút và vi khuẩn.

Hơn nữa, sự thiếu hụt vitamin D còn liên quan đến việc giảm chức năng phổi, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng chống lại nhiễm trùng đường hô hấp của cơ thể.

Uống vitamin D có thể bảo vệ cơ thể chống lại COVID-19 không?

Hiện tại, không có phương pháp chữa trị/ điều trị COVID-19. Một số nghiên cứu đã xem xét tác động của việc bổ sung vitamin D hoặc sự thiếu hụt vitamin D đối với nguy cơ nhiễm vi-rút corona chủng mới – SARS-CoV-2.

Một nghiên cứu gần đây đã xác định rằng mức 25-hydroxyvitamin D trong máu ít nhất 30 ng/mL dường như giúp giảm khả năng xảy ra các kết cục lâm sàng bất lợi và tử vong ở bệnh nhân nhập viện với COVID-19.

Dữ liệu lâm sàng của 235 bệnh nhân mắc COVID-19 đã được phân tích. Ở những bệnh nhân trên 40 tuổi, những người có đủ mức vitamin D có nguy cơ gặp phải các kết cục bất lợi (bao gồm hôn mê, thiếu oxy và tử vong) thấp hơn 51,5% so với những bệnh nhân thiếu vitamin D.

Các nghiên cứu khác cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tổn hại chức năng miễn dịch và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường hô hấp.

Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc bổ sung vitamin D có thể tăng cường đáp ứng miễn dịch và bảo vệ chống lại nhiễm trùng đường hô hấp nói chung.

Một đánh giá gần đây trên 11,321 người từ 14 quốc gia đã chứng minh rằng việc bổ sung vitamin D làm giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (acute respiratory infections – ARI) ở cả những người thiếu và đủ lượng vitamin D. Nhìn chung, nghiên cứu cho thấy bổ sung vitamin D làm giảm 12% nguy cơ mắc ít nhất một bệnh ARI. Tác dụng bảo vệ mạnh nhất ở những người có mức vitamin D thấp.

Hơn nữa, đánh giá cho thấy rằng các sản phẩm bổ sung vitamin D có hiệu quả nhất trong việc bảo vệ chống lại ARI khi dùng hàng ngày hoặc hàng tuần với liều lượng nhỏ và ít hiệu quả hơn khi dùng với liều lượng lớn và cách xa nhau giữa các liều.

Việc bổ sung vitamin D cũng đã cho thấy tác động làm giảm tỷ lệ tử vong ở người lớn tuổi, những người có nguy cơ cao nhất mắc các bệnh lý đường hô hấp như COVID-19.

Thêm vào đó, thiếu hụt vitamin D được biết đến trong việc tăng cường quá trình được gọi là “cơn bão cytokine”. Cytokine – bản chất là các protein – là một phần không thể thiếu của hệ thống miễn dịch. Chúng có thể có cả tác dụng gây viêm (pro-inflammatory effect) và kháng viêm (anti-inflammatory effect), đóng những vai trò quan trọng trong việc giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm trùng và bệnh tật.

Tuy nhiên, cytokine cũng có thể gây ra tổn thương mô trong một số trường hợp nhất định.

Cơn bão cytokine đề cập đến sự giải phóng không kiểm soát của các cytokine gây viêm, tình trạng diễn ra để đáp ứng với nhiễm trùng hoặc các yếu tố khác. Sự giải phóng mất kiểm soát và quá mức cytokine này dẫn đến tổn thương mô nghiêm trọng và làm tăng sự tiến triển cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Trên thực tế, đây là nguyên nhân chính gây ra suy đa tạng (multiple organ failure) và hội chứng suy hô hấp cấp tính (acute respiratory distress syndrome – ARDS), cũng như là một yếu tố quan trọng trong sự tiến triển và mức độ nghiêm trọng của COVID-19.

Những bệnh nhân bị tình trạng COVID-19 nặng cho thấy sự giải phóng một số lượng lớn các cytokine, đặc biệt là interleukin-1 (IL-1) và interleukin-6 (IL-6).

Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến việc suy giảm chức năng miễn dịch và có thể tăng cường cơn bão cytokine.

Do đó, các nhà nghiên cứu cho rằng sự thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ các biến chứng COVID-19 nghiêm trọng, cũng như việc bổ sung vitamin D có thể làm giảm các biến chứng liên quan đến các cơn bão cytokine và tình trạng viêm không kiểm soát được ở những người mắc COVID-19.

Hiện tại, nhiều thử nghiệm lâm sàng đang đánh giá tác động của việc bổ sung vitamin D (với liều lượng lên đến 200,000 IU) ở những người mắc COVID-19.

Điều quan trọng là cần hiểu rằng việc chỉ bổ sung vitamin D không thể bảo vệ bạn khỏi việc mắc COVID-19. Tuy nhiên, thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng khả năng bị nhiễm trùng và mắc bệnh nói chung do chức năng miễn dịch bị tổn hại.

Điều này đặc biệt đáng lo ngại vì hiện có nhiều người bị thiếu vitamin D, đặc biệt là người lớn tuổi – những người có nguy cơ cao nhất mắc phải các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19.

Vì những lý do này, bạn nên đi thăm khám để được kiểm tra nồng độ vitamin D nhằm xác định xem liệu bạn có bị thiếu hụt dưỡng chất quan trọng này hay không. Điều này đặc biệt quan trọng trong những tháng mùa đông.

Các khuyến nghị từ Viện Y học Hoa Kỳ (IOM) cho thấy lượng tiêu thụ trung bình hàng ngày 400 – 800 IU (hoặc 10 – 20 mcg) là đủ cho 97,5% các cá nhân. Tuy nhiên, những người có mức vitamin D trong máu thấp thường sẽ yêu cầu liều lượng cao hơn nhiều để tăng đến mức tối ưu. Lượng vitamin D hàng ngày là 1,000 – 4,000 IU (hoặc 25 – 100 mcg) là đủ để đảm bảo nồng độ vitamin D trong máu tối ưu ở hầu hết mọi người. Theo IOM, 4,000 IU/ ngày là giới hạn an toàn trên. Đảm bảo không dùng nhiều hơn mức đó mà không có ý kiến bác sĩ.

Mặc dù có sự khác nhau trong các khuyến nghị về điều tạo nên mức vitamin D tối ưu, hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng mức vitamin D tối ưu nằm trong khoảng 30 – 60 ng/mL (75 – 150 nmol/L).

TÓM LẠI

Vitamin D đóng nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể, bao gồm cả việc tăng cường hệ thống miễn dịch.

Nghiên cứu khoa học đề xuất việc bổ sung vitamin D có thể bảo vệ chống lại các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt là ở những người đang bị thiếu hụt vitamin này.

Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng nồng độ đủ vitamin D có thể giúp những người mắc COVID-19 tránh được các kết cục bất lợi. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa biết liệu việc bổ sung vitamin D có làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 (do nhiễm virus corona) hay không.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bổ sung vitamin D để tăng cường đáp ứng miễn dịch tổng thể nhé!

Nguồn: HealthLine

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu