Táo bón có thể là tình trạng nghiêm trọng và bạn không nên bỏ qua

Mặc dù thỉnh thoảng gặp phải tình trạng táo bón là điều rất bình thường, nhưng một số người có thể bị táo bón mạn tính, gây cản trở phần lớn đến cuộc sống và công việc hàng ngày của họ. Táo bón mạn tính cũng có thể dẫn đến việc một người phải rặn nhiều và bị đau khi đi đại tiện. Quan trọng hơn, nếu tình trạng này không được để ý và khắc phục, nó có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như trĩ và nứt hậu môn (rách da ở hậu môn). Việc có các triệu chứng và biến chứng liên quan đến báo bón sẽ làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của một người. Chính vì thế mà nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của tình trạng táo bón sẽ giúp có được các phương pháp điều trị phù hợp và kịp thời.

Tìm hiểu về táo bón

Nhìn chung, tình trạng táo bón có thể liên quan đến một số bất thường như không có phân, giảm tần suất đi đại tiện và phân cứng khó tống ra ngoài. Không chỉ có những tình trạng bất thường này, táo bón còn bao gồm một trong những biểu hiện sau:

  • Đi ngoài ra phân cứng hoặc nhỏ.
  • Đi ngoài ít hơn ba lần mỗi tuần.
  • Tình trạng đi đại tiện khó khăn được xác định thông qua việc cần giúp đỡ hoặc cần thời gian lâu hơn để làm rỗng trực tràng.
  • Phải rặn khi đi đại điện, có thể dẫn đến phân có máu.
  • Cảm giác rằng trực tràng không hoàn toàn sạch phân và trống sau khi đi đại tiện (cảm giác đi tiêu không hết).

Táo bón thường gặp ở phụ nữ hơn là nam giới. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với tỷ lệ nhiều hơn trong độ tuổi lao động.

Các loại táo bón

Nguyên nhân của táo bón rất đa dạng và có thể do nhiều yếu tố gây ra. Cách tiếp cận phổ biến phân loại táo bón thành 2 nhóm dựa trên nguyên nhân: táo bón nguyên phát và thứ phát.

1. Táo bón thứ phát

Nguyên nhân gây táo bón thứ phát chủ yếu liên quan đến các bệnh lý của các cơ quan, bệnh lý toàn thân hoặc liên quan đến thuốc. Nguyên nhân bao gồm:

  • Tắc nghẽn đường tiêu hóa (như ung thư và chít hẹp ống tiêu hóa)
  • Mang thai
  • Các bệnh lý nội tiết và rối loạn chuyển hóa như tiểu đường và suy giáp.
  • Mất cân bằng điện giải, chẳng hạng hạ kali huyết (hypokalemia) và tăng canxi huyết (hypercalcemia)
  • Một số loại thuốc, chẳng hạn thuốc dẫn xuất morphin, một số thuốc hạ huyết áp, thuốc điều trị các bệnh tâm thần (như thuốc chống trầm cảm), một số loại thuốc hóa trị, thuốc trị tiêu chảy, thuốc chống co thắt, thuốc kháng axit và các sản phẩm bổ sung có chứa tất cả các dạng sắt.
  • Các bệnh thần kinh như bệnh Parkinson, bệnh đa xơ cứng, đột quỵ chảy máu não hoặc đột ngụy nhồi máu não và tình trạng bệnh nhân nằm liệt giường.

 2. Táo bón nguyên phát

Nguyên nhân chính là các vấn đề nội tại của chức năng đại tràng hoặc hậu môn trực tràng, bao gồm:

  • Táo bón trong trường hợp phân di chuyển trong đại tràng với tốc độ bình thường bình thường, nhưng một người vẫn cảm thấy khó đi đại tiện. Những bệnh nhân trong nhóm này đôi khi đáp ứng các tiêu chí của hội chứng ruột kích thích kèm theo táo bón. Tỷ lệ mắc loại táo bón này chiếm gần 50% tổng số các trường hợp được chẩn đoán là táo bón nguyên phát. Độ nhạy thay đổi đối với các xung thần kinh trong trực tràng cũng được chỉ ra trong nhóm này.
  • Táo bón với sự rối loạn di chuyển phân qua trực tràng gây ra bởi sự rối loạn chức năng của các cơ vòng, dẫn đến cảm giác đi tiêu không hết. Loại táo bón này được ghi nhận ở khoảng 1/3 số bệnh nhân bị táo bón nguyên phát. Các bất thường được tạo ra do các cơ bị yếu và không thể co thắt đủ để tống đẩy phân cũng như sự sai lệch trong mối tương quan (co và giãn) giữa chuyển động của cơ thắt hậu môn và áp lực tạo ra bởi trực tràng.
  • Táo bón trong trường hợp phân di chuyển chậm qua đại tràng gây ra tình trạng đi đại tiện không thường xuyên (thường ít hơn một lần mỗi tuần). Đây là loại táo bón nguyên phát ít phổ biến hơn.

Chẩn đoán táo bón

  • Ghi nhận chi tiết tiền sử bệnh
  • Khám sức khỏe tổng quát và khám trực tràng do bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa thực hiện. Bệnh nhân sẽ  được kiểm tra để kiểm tra phản ứng của hệ thần kinh xung quanh vùng trực tràng và chức năng của một số cơ vòng.
  • Các xét nghiệm và quy trình sau đây có thể được thực hiện thêm để chẩn đoán táo bón mạn tính và  tìm ra nguyên nhân:
  • Nội soi đại tràng (colonoscopy). Kỹ thuật này kết hợp với việc sử dụng thuốc an thần nhẹ. Việc kiểm tra trực tràng và toàn bộ đại tràng sử dụng một ống soi mềm dẻo, được trang bị camera để phát hiện các bất thường cũng như xác định xem có tình trạng tắc nghẽn hoặc chít hẹp hay không.
  • Áp kế hậu môn trực tràng (anorectal manometry). Thủ thuật này được sử dụng để đánh giá chức năng cơ vòng hậu môn – là chức năng cần thiết trong quá trình đi phân. Trong thủ thuật này, một ống hẹp và mềm dẻo được đưa vào hậu môn và trực tràng. Nó làm phồng quả bóng nhỏ ở đầu ống. Sau đó thiết bị được kéo ngược trở lại qua cơ vòng. Thủ thuật này cho phép bác sĩ đo lường sự phối hợp giữa áp lực do trực tràng tạo ra và các chức năng vận động của các cơ như cơ bụng, cơ vùng chậu và cơ vòng.
  • Nghiên cứu về cách thức phân di chuyển trong đại tràng. Đây là một xét nghiệm đánh giá nhu động của đại tràng. Trong quy trình này, bệnh nhân được yêu cầu nuốt một viên nang hoặc chứa chất đánh dấu mảng bám phóng xạ hoặc gắn với thiết bị ghi không dây. Tiến trình viên nang di chuyển qua đại tràng sẽ được tự động ghi lại trong vài ngày và có thể nhìn thấy trên X-quang.

Điều trị táo bón

Sau khi chẩn đoán táo bón, phương pháp điều trị được lựa chọn nhằm mục đích khắc phục tình trạng táo bón nhắm vào nguyên nhân của nó . Điều trị táo bón mạn tính thường bắt đầu bằng việc điều chỉnh chế độ ăn uống và lối sống. Nếu những thay đổi đó không làm giảm bớt các triệu chứng, có thể cần dùng đến thuốc hoặc phẫu thuật.

  • Thay đổi thuộc về lối sống. Những thay đổi này bao gồm đi đại tiện ngay khi có nhu cầu (không nhịn đi đại tiện), dành đủ thời gian để đi đại tiện, tránh tình trạng bị phân tâm và cảm giác vội vàng, ngồi đúng tư thế khi đi đại tiện, tăng lượng chất xơ thông qua việc tiêu thụ trái cây và rau củ, tập thể dục và uống đủ nước.
  • Thuốc nhuận tràng. Có một số loại thuốc nhuận tràng, mỗi loại hoạt động theo cơ chế khác nhau để giúp việc đi đại tiện dễ dàng hơn. Loại được sử dụng phổ biến nhất là thuốc nhuận tràng kích thích (làm co bóp ruột để chuyển phân về phía hậu môn), thuốc nhuận tràng thẩm thấu (giúp chất lỏng di chuyển qua trực tràng, từ đó làm mềm phân), thuốc đạn trực tràng và thuốc thụt tháo trực tràng. Các loại thuốc nhuận tràng mới bao gồm thuốc nhuận tràng prokinetic (kích thích nhu động đại tràng) và secretagogues (kích thích sự tiết nước và khoáng chất vào đại tràng).
  • Luyện tập phản hồi sinh học hậu môn trực tràng (Anorectal Biofeedback training). Phương pháp điều trị này sử dụng các kỹ thuật điều hòa thần kinh cơ và dựa trên dụng cụ để luyện các chức năng cơ ở vùng trực tràng và vùng liên quan nhằm giúp đi đại tiện đều đặn. Thông qua việc chèn một đầu dò hậu môn, phương pháp này đo áp lực của cơ vòng trực tràng. Các chức năng cơ trong quá trình đi đại tiện sẽ được tính toán ngay lập tức trên màn hình, điều này có thể giúp hỗ trợ bệnh nhân tìm hiểu về các kỹ thuật hiệu quả để tống đẩy hoặc giữ phân một cách hợp lý. Việc tập luyện bao gồm các tư thế ngồi thích hợp để khuyến khích các chuyển động và chức năng của ruột, thở bằng bụng cho phép làm tăng áp lực trong ổ bụng và thực hiện đúng các kỹ thuật co – giãn.
  • Phẫu thuật. Phẫu thuật có thể là một lựa chọn nếu các phương pháp điều trị khác không thành công trong chứng táo bón mạn tính chủ yếu do phân di chuyển chậm qua đại tràng hoặc do tắc nghẽn. Phẫu thuật cắt bỏ một phần của đại tràng có thể được xem xét và phải được thực hiện bởi các bác sĩ phẫu thuật có kinh nghiệm.

Không nên bỏ qua chứng táo bón. Nếu tình trạng táo bón không được điều trị kịp thời, có thể phát sinh các biến chứng nghiêm trọng như trĩ, nứt hậu môn, sa nghẹt phân (ứ phân), sa trực tràng cũng như các bệnh lý liên quan khác và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe chung.

Nguồn: BANGKOK HOSPITAL

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu