09/01/2022
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
1. Tiêu thụ quá nhiều muối
Bạn càng tiêu thụ nhiều muối, cơ thể bạn càng đào thải nhiều canxi, đồng nghĩa với việc càng có ít lượng canxi trong cơ thể để giúp xương chắc khỏe. Các loại thực phẩm như bánh mì, phô-mai, khoai tây chiên và thịt nguội có chứa lượng muối cao nhất.
Bạn không cần phải cắt bỏ hoàn toàn muối, nhưng hãy đặt mục tiêu tiêu thụ ít hơn 2,300 mg natri mỗi ngày.
2. Ngồi xem tivi hàng giờ liền
Là bình thường nếu bạn tận hưởng các chương trình truyền hình yêu thích của mình. Nhưng nó sẽ khiến bạn dễ ‘dính chặt’ vào chiếc sofa êm ái và dành hàng giờ liên tục trước màn hình. Khi ghế sofa và màn hình tivi trở thành một phần của thói quen, bạn sẽ không vận động đủ và xương của bạn, tất nhiên, phải gánh chịu hậu quả.
Tập thể dục khiến xương chắc khỏe hơn. Nó tốt nhất cho khung xương khi mà chân và bàn chân phải chịu sức nặng của cơ thể, lực này buộc xương và cơ phải hoạt động để chống lại trọng lực.
3. Hoạt động thể chất chỉ tập trung vào việc đạp xe đạp
Khi bạn đạp xe hàng giờ liền vào cuối tuần, tim và phổi của bạn sẽ khỏe hơn. Còn xương thì sao? Rất tiếc là trong trường hợp này, xương không được hưởng lợi nhiều lắm. Bởi vì đây không phải là một hoạt động chịu sức nặng của cơ thể, đạp xe đạp không làm tăng mật độ xương, không giống như đi bộ, chạy bộ và đi bộ đường dài.
Nếu là một người đam mê đi xe đạp, bạn nên bổ sung một khoảng thời gian tập luyện với tạ vào thói quen của mình hoặc kết hợp việc đạp xe với các hoạt động khác như quần vợt, đi bộ đường dài, khiêu vũ và bơi lội (sức cản của nước cũng đem lại lợi ích cho xương).
4. Dành quá ít thời gian ở ngoài trời
Có lẽ bạn cần phải dành thời gian ở ngoài trời nhiều hơn. Cơ thể tạo ra vitamin D dưới ánh nắng mặt trời. Bạn chỉ cần dành một khoảng thời gian từ 10 – 15 phút vài lần một tuần là có thể thực hiện được điều này. Nhưng nhớ đừng lạm dụng nó, thời gian phơi nắng quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và cả những vấn đề sức khỏe khác nữa.
Tuổi tác, màu da, thời điểm trong năm, nơi bạn sống, và cả việc sử dụng kem chống nắng có thể gây ra một số cản trở trong việc tạo vitamin D.
Hãy bổ sung vào chế độ ăn của bạn các loại ngũ cốc, nước trái cây và sữa (như sữa hạnh nhân, sữa đậu nành, sữa gạo, hoặc các loại sữa có nguồn gốc thực vật khác, cũng như sữa ít béo) được tăng cường vitamin D. Đồng thời hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc liệu bạn có cần bổ sung vitamin D hay không.
5. Uống quá nhiều rượu
Khi tụ tập cùng bạn bè, việc ‘cụng ly’ sẽ giúp cuộc vui thêm hào hứng. Nhưng để kiểm soát tình trạng mất xương, bạn thực sự nên hạn chế uống rượu. Không nên uống nhiều hơn 1ly/ngày đối với phụ nữ và 2 ly/ngày đối với nam giới. Rượu có thể ngăn cản cơ thể hấp thu canxi.
6. Uống quá nhiều một số loại đồ uống
Uống quá nhiều nước ngọt có hương vị cola có thể gây hại cho xương. Mặc dù cần có thêm nghiên cứu, cho đến nay, một số nghiên cứu đã cho thấy mối liên hệ giữa sự mất xương và cả hai thành phần trong những loại đồ uống này là cafein và phốt-pho. Các chuyên gia cho rằng tác hại xảy ra khi bạn chọn uống soda thay vì sữa hoặc đồ uống khác có chứa canxi. Uống quá nhiều cà phê hoặc trà cũng có thể làm mất canxi trong xương.
7. Ăn nhiều cám lúa mì với sữa
Ăn toàn cám lúa mì nghe có vẻ như quá đỗi lành mạnh. Nhưng khi bạn ăn nó với sữa, cơ thể sẽ hấp thu ít canxi hơn.
Không có gì phải lo lắng khi bạn ăn các loại thực phẩm khác có chứa cám lúa mì, như bánh mì chẳng hạn. Nhưng nếu bạn đang sử dụng một sản phẩm bổ sung có chứa canxi, hãy uống cách ít nhất 2 giờ so với thời điểm bạn tiêu thụ cám lúa mì.
8. Hút thuốc lá
Khi thường xuyên hít khói thuốc lá, cơ thể bạn sẽ không thể hình thành mô xương mới chắc khỏe một cách dễ dàng. Thời gian bạn hút thuốc càng lâu, xương càng bị tổn hại và trở nên yếu đi.
Những người hút thuốc có nhiều khả năng bị gãy xương hơn, cũng như mất nhiều thời gian hơn để xương hồi phục. Nhưng nếu bỏ thuốc lá, bạn có thể sẽ giảm được những rủi ro này và cải thiện độ chắc khỏe của xương, mặc dù có thể mất vài năm.
9. Những loại thuốc kê đơn mà bạn đang sử dụng
Một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn phải sử dụng trong thời gian dài, có thể mang lại tác động tiêu cực đến xương của bạn. Một số loại thuốc chống động kinh và glucocorticoid (như prednisone và cortisone), có thể gây mất xương. Bạn có thể dùng thuốc kháng viêm như glucocorticoid nếu mắc các bệnh lý như viêm khớp dạng thấp, lupus, hen suyễn và bệnh Crohn.
10. Thiếu cân (nhẹ cân)
Trọng lượng cơ thể thấp – chỉ số BMI từ 18.5 trở xuống – đồng nghĩa với việc nguy cơ gãy xương và mất xương cao hơn. Nếu bạn có khung xương nhỏ, hãy thực hiện các bài tập chịu sức nặng của cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ xem bạn có cần bổ sung thêm canxi vào chế độ ăn của mình hay không. Nếu bạn không chắc về lý do tại sao mình lại thiếu cân, hãy đi thăm khám để được bác sĩ tư vấn về điều này. Bác sĩ có thể kiểm tra xem nguyên nhân có phải do rối loạn ăn uống hoặc tình trạng bệnh lý khác hay không.
11. Té ngã
Ngày nhỏ khi bị vấp ngã, bạn có thể đứng dậy và phủi quần áo ngay lập tức. Tuy nhiên, khi bạn già đi, té ngã trở nên nguy hiểm hơn, đặc biệt là nếu xương của bạn yếu.
Tình trạng nứt xương hoặc gãy xương có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục. Ở người lớn tuổi, đó thường là khởi đầu cho một quá trình suy giảm khó có thể quay trở lại như ban đầu. Hãy giúp việc đi bộ trong nhà trở nên dễ dàng hơn với sự trợ giúp của thanh vịn và thảm chống trượt. Ngoài ra, hãy dọn dẹp thật gọn gàng lối đi, cả bên trong và phía ngoài nhà, để tránh sơ suất khiến bạn dễ vấp té.
Nguồn: WEB MD
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu