Lý do khiến tay bạn đau

Nhồi máu cơ tim

Đau cánh tay hoặc vai có thể là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim, đặc biệt nếu bạn cũng bị đau hoặc cảm thấy chèn ép ở giữa ngực và cảm thấy khó thở. Cơn nhồi máu cơ tim có thể xảy ra đột ngột nhưng đôi khi nó có thể diễn ra từ từ. Cảm giác đau có thể kéo dài vài phút, hoặc biến mất và quay trở lại sau đó. Bụng, hàm, lưng hoặc cổ cũng có thể bị đau. Bạn cũng có thể cảm thấy khó chịu vùng bụng, choáng váng và vã mồ hôi. Hãy gọi cấp cứu nếu bạn nhận thấy những triệu chứng này.

Hội chứng ống cổ tay

Chín gân và một dây thần kinh (gọi là dây thần kinh giữa) đi qua ống cổ tay đi, ống này nối từ cẳng tay đến lòng bàn tay. Các cử động lặp đi lặp lại – như nhắn tin, đánh máy hoặc chơi trò chơi điện tử – có thể làm viêm ống cổ tay và tiếp đến là dây thần kinh. Tình trạng này có thể gây đau, đặc biệt ở vùng cẳng tay. Bạn cũng có thể cảm thấy tình trạng tê, ngứa ran và việc cầm nắm yếu hơn.

Viêm gân

Việc thực hiện một cử động lặp đi lặp lại – chẳng hạn như khi bạn vặn tuốc-nơ-vít, nhổ cỏ hoặc vung búa đóng đinh – có thể tạo ra những vết rách nhỏ trong các gân liên kết cơ với xương ở cánh tay. Cánh tay có thể cảm thấy yếu, đau hoặc bỏng rát, đặc biệt là khi bạn cử động. Do vung vợt liên tục, một nửa số người chơi các môn thể thao dùng vợt (như quần vợt chẳng hạn) sẽ bị một dạng viêm gân gọi là hội chứng ‘khuỷu tay quần vợt’ vào một thời điểm nào đó.

Bong gân

Một cú ngã hoặc va đập có thể làm rách dây chằng – phần mô kết nối các xương trong ổ khớp. Điều này có thể xảy ra ở cổ tay, khuỷu tay hoặc vai. Khớp bị bong gân có thể bị sưng, bầm tím và khó cử động. Xử trí với nguyên tắc RICE trong 2 ngày đầu tiên sau khi xảy ra tình trạng bong gân:

  • Rest – Nghỉ ngơi: nằm nghỉ, hạn chế cử động.
  • Ice – Đá: chườm đá lạnh kéo dài 20 phút cho mỗi lần.
  • Compression – Băng ép: quấn băng quanh khu vực bị tổn thương để cố định và hỗ trợ.
  • Elevation – Nâng cao: nâng cao khu vực bị tổn thương (cao hơn mũi nếu có thể).

Bạn có thể phải đợi một vài tháng để vết thương lành hoàn toàn. Hãy đi thăm khám nếu bạn nhận thấy tình trạng đau hoặc sưng quá mức hoặc khớp có hình dạng bất thường. Ngoài ra, hãy tìm trợ giúp y tế nếu khớp bị tổn thương không thể chịu được sức nặng hoặc khi tình trạng không được cải thiện trong vài ngày hoặc bắt đầu trở nên xấu hơn.

Căng cơ quá mức

Bạn có thể bị ngã và làm kéo căng hoặc rách cơ hay gân ở cánh tay. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn vận động một khớp – chẳng hạn như khuỷu tay, cổ tay hoặc vai – quá mức. Xử trí với nguyên tắc RICE trong 48 giờ đầu tiên. Các bài tập đặc biệt (vật lý trị liệu) có thể hữu ích nếu bạn vẫn còn đau sau vài tuần. Bạn hãy cho vùng tổn thương thời gian khoảng 2 tháng để nó có cơ hội lành lại.

Trật khớp

Một cú va đập hoặc ngã đột ngột có thể làm cho hai xương ở khớp bị tách ra, thường là xung quanh cổ tay hoặc vai. Khớp có thể bị biến dạng và trở nên sưng tấy, tê và đau. Đôi khi tình trạng trật khớp có thể làm tổn thương gân, dây chằng hoặc dây thần kinh. Bác sĩ có thể dùng lực để ấn và đưa xương trở về đúng vị trí. Sau đó, nghỉ ngơi, chườm đá và vật lý trị liệu sẽ giúp vết thương mau lành. Trong một số trường hợp hiếm, bạn có thể cần phải được phẫu thuật. Thuốc giúp làm dịu cơn đau và sưng tấy.

Gãy xương do mỏi

Tình trạng này phổ biến hơn ở chân, tuy nhiên các cử động lặp đi lặp lại như đánh hoặc ném bóng tennis hay bóng chày có thể tạo ra các vết nứt nhỏ trên xương cánh tay. Cảm giác đau thường tệ hơn khi bạn thực hiện lại các cử động gây ra tình trạng này. Hãy nghỉ ngơi trong 6 – 8 tuần để tổn thương có cơ hội hồi phục. Nếu không, bạn có thể tạo ra những tổn thương nghiêm trọng hơn và vì thế sẽ khó điều trị hơn.

Xương nứt gãy

Khi xương bị nứt hoặc gãy hoàn toàn làm đôi, bạn có thể bị đau, sưng và bầm tím nghiêm trọng. Những bệnh nhân lớn tuổi có thể bị gãy xương cánh tay nếu chống tay khi bị vấp ngã hoặc trượt ngã. Té ngã và va chạm trong thể thao cũng như tai nạn xe hơi là những nguyên nhân có nhiều khả năng xảy ra hơn đối với người trẻ. Bác sĩ sẽ cố gắng nắn cho xương thẳng trở lại và sau đó cố định nó bằng việc bó bột để xương có thể lành. Một số chỗ gãy nghiêm trọng có thể yêu cầu phẫu thuật và bắt vít/ghim để định hình xương.

Viêm bao hoạt dịch

Các túi nhỏ chứa đầy dịch lỏng được gọi là bao hoạt dịch, thực hiện vai trò đệm cho các khớp và làm giảm sự ma sát giữa cơ và xương. Bạn có thể tạo ra tác động gây ảnh hưởng đến các bao hoạt dịch này nếu thường xuyên lặp đi lặp lại cùng một cử động, chẳng hạn như nâng các thùng đồ hoặc ném bóng chày. Một khi bao hoạt dịch bị viêm, cơn đau mà nó đem lại sẽ đủ để gây khó khăn cho những việc đơn giản như mặc quần áo hoặc chải đầu. Vai là vị trí phổ biến nhất đối với viêm bao hoạt dịch, nhưng tình trạng này cũng có thể xảy ra ở khuỷu tay, cổ tay hoặc bất kỳ nơi nào khác mà các xương gặp nhau.

Hội chứng chóp xoay vai

Cơ chóp xoay vai nằm giữa hai xương là xương bả vai và xương cánh tay. Nó được tạo thành từ bốn cơ. Chấn thương hoặc việc sử dụng cơ này quá mức, đặc biệt là trong thể thao, có thể làm nó bị viêm. Sau đó, khi bạn nhấc cánh tay lên, xương bả vai sẽ đẩy hoặc chèn ép lên các cơ, gân và bao hoạt dịch xung quanh nó. Điều này thường gây ra đau và đau khi chạm vào, đặc biệt là ở vùng phía trước vai. Nghỉ ngơi và chườm đá đóng vai trò quan trọng. Thuốc kháng viêm và vật lý trị liệu cũng có thể hữu ích trong trường hợp này.

Thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm – chứa phần nhân ở giữa, nhân này nhầy và mềm như thạch – giúp ngăn giữa các đốt sống trong cột sống. Thoát vị đĩa đệm là tình trạng nhân nhầy trong đĩa đệm bị rò rỉ ra ngoài qua vết rách. Chất nhầy này có thể gây chèn ép lên dây thần kinh và gây đau, tê hoặc yếu cơ. Nếu bạn cảm thấy những tình trạng như thế ở vai hoặc cánh tay thì thường đĩa đệm thoát bị sẽ nằm ở vùng cổ. Cơn đau có thể lan nhanh xuống cánh tay hoặc chân khi bạn hắt hơi, ho hoặc thực hiện một số cử động nhất định.

Viêm khớp thoái hóa khớp Lớp sụn ​​bao bọc và bảo vệ các đầu xương trong ổ khớp có thể bị hư hại theo thời gian. Điều này gây ra tình trạng đau, sưng và có thể khiến khớp khó cử động. Sụn khớp bị mòn và phá hủy có thể khiến tình trạng viêm khớp thoái hóa khớp diễn ra từ từ, bắt đầu từ tuổi trung niên và ngày càng trở nên xấu hơn. Tuy nhiên, chấn thương cũng có thể gây ra tình trạng này. Sử dụng nẹp cố định, thuốc kháng viêm và thực hiện các bài tập đơn giản có thể giúp giảm đau và sưng. Hãy chăm sóc các khớp bị đau nhưng cũng cần vận động để ngăn tình trạng cứng khớp.

Nguồn: WEB MD

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu