Cách ngăn ngừa sẹo

Sẹo hình thành sau một tổn thương trên da như một phần của quá trình lành thương của cơ thể. Kích thước của vết sẹo để lại phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương và khả năng lành của nó. Vết cắt và vết thương nông chỉ ảnh hưởng đến lớp da trên cùng thường không để lại sẹo.

Một số vết sẹo mờ dần theo thời gian ngay cả khi không điều trị, nhưng chúng không biến mất hoàn toàn. Sau khi bạn bị thương, các tế bào gọi là nguyên bào sợi (fibroblast) sẽ đáp ứng với vết thương bằng cách tạo ra một mô sợi dày. Không giống như làn da bình thường với một mạng lưới các sợi collagen (chú thích: sự hình thành ngẫu nhiên của các sợi collagen trong mô bình thường), sẹo được tạo thành từ các sợi collagen được sắp xếp theo một hướng. Một trong bốn loại sẹo có thể hình thành sau tổn thương:

  • Sẹo phì đại (Hypertrophic scar). Sẹo phì đại nhô lên trên da. Chúng thường có màu đỏ và không vượt qua ranh giới của vết thương ban đầu.
  • Sẹo lồi (Keloid scar). Sẹo lồi nhô ra khỏi da và vượt ra ngoài tổn thương ban đầu.
  • Sẹo mụn (Acne scar). Tất cả các loại mụn đều có khả năng để lại sẹo nông hoặc sâu.
  • Sẹo co rút (Contracture scar). Loại sẹo này thường do bỏng. Sẹo co rút khiến da của bạn bị thắt chặt, có thể hạn chế cử động khớp.

Hãy đọc tiếp phần bên dưới để biết được cách làm giảm nguy cơ hình thành sẹo sau tổn thương nhé. Bạn cũng sẽ biết các cách để cải thiện các vết sẹo đã có đấy!

Cách ngăn ngừa sẹo

Tổn thương da do bỏng, mụn, vết trầy xước, vết cắt hoặc phẫu thuật có thể dẫn đến sẹo. Nếu vết thương nghiêm trọng, đôi khi không thể tránh sẹo hoàn toàn. Tuy nhiên, việc áp dụng những thói quen sau đây sẽ giảm thiểu khả năng hình thành sẹo.

  • Tránh bị thương. Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa để tránh bị thương có thể giúp ngăn ngừa vết thương có khả năng để lại sẹo. Mang dụng cụ bảo hộ thích hợp khi hoạt động thể chất, chẳng hạn như miếng đệm đầu gối và miếng đệm khuỷu tay, có thể bảo vệ các bộ phận của cơ thể thường bị thương.
  • Điều trị vết thương ngay lập tức. Bất cứ khi nào bị một vết cắt, bạn nên xử lý ngay bằng cách sơ cứu cơ bản để ngăn ngừa sẹo. Các vết thương nghiêm trọng có thể cần phải khâu và cần sự chăm sóc của chuyên gia y tế.
  • Giữ vết thương sạch sẽ. Việc làm sạch vết thương bằng xà phòng nhẹ và nước hàng ngày có thể giúp giữ vết thương sạch sẽ và loại bỏ các mảnh vụn tích tụ.
  • Sử dụng sáp dầu khoáng (petroleum jelly). Việc thoa sáp dầu khoáng giúp giữ ẩm cho vết thương và giảm nguy cơ hình thành vảy. Vết thương đóng vảy mất nhiều thời gian hơn để chữa lành và có thể gây ngứa.
  • Che vết thương. Việc băng vết cắt hoặc vết bỏng có thể bảo vệ vết thương khỏi tổn thương thêm cũng như nhiễm trùng.
  • Sử dụng các miếng dán, gel hoặc băng silicon. Nghiên cứu cho thấy rằng việc đắp vết thương bằng silicon có thể giúp cải thiện vết sẹo. Miếng dán, gel hoặc băng silicon dường như đều có hiệu quả.
  • Thay băng hàng ngày. Việc thay băng hàng ngày có thể giúp giữ vết thương sạch sẽ và cho phép bạn theo dõi quá trình lành thương.
  • Tránh lột các vảy. Việc để nguyên các vảy có thể giúp giảm kích ứng và chảy máu. Gãi hoặc chạm vào vảy cũng có thể đưa vi khuẩn vào vết thương, từ đó có thể gây nhiễm trùng.
  • Hãy đi thăm khám nếu có vết cắt sâu hoặc vết thương nghiêm trọng. Nếu vết thương đặc biệt sâu hoặc rộng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn về cách xử trí tốt nhất.
  • Tuân theo chỉ định khâu vết thương. Nếu vết thương cần phải khâu, nên làm theo các khuyến nghị của bác sĩ về cách xử trí tốt nhất cho vết thương của bạn.

Điều trị tổn thương do bỏng bằng phương pháp sau có thể giúp ngăn ngừa sẹo:

  • Rửa vết bỏng bằng nước mát và để vết thương khô tự nhiên.
  • Bôi thuốc kháng sinh bằng dụng cụ đè lưỡi vô trùng.
  • Băng vết bỏng bằng băng và gạc không dính.
  • Kéo căng vùng bị bỏng trong vài phút mỗi ngày để tránh việc co kéo da.
  • Tránh làm vỡ những nốt phồng rộp.
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời.

Cách ngăn ngừa sẹo sau khi vảy bong ra

Vết cắt và vết trầy xước mất nhiều thời gian hơn để lành nếu chúng đóng vảy. Khi vảy bong ra, bạn nên làm theo cùng một quy trình mà bạn thực hiện với các loại vết thương khác. Cố gắng tránh chạm vào vết thương màu hồng bên dưới lớp vảy và nên băng lại để tránh kích ứng và nhiễm trùng.

Cách để giảm thiểu sẹo

Các cách chung để ngăn ngừa sự xuất hiện của sẹo bao gồm tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, giữ ẩm cho vết sẹo và che vết sẹo bằng các miếng dán hoặc gel silicon. Đôi khi sự hình thành sẹo là không thể tránh khỏi và có thể yếu cầu được điều trị bởi bác sĩ da liễu.

Dưới đây là cách bác sĩ da liễu có thể áp dụng để điều trị sẹo:

  • Mài da (Dermabrasion)

Mài da là một phương pháp tẩy bớt tế bào chết từ đó giúp giảm thiểu vết sẹo. Bác sĩ da liễu sẽ sử dụng các dụng cụ (wire brush hoặc diamond wheel) để loại bỏ lớp da trên cùng của vết sẹo. Mọi người thường thấy vết sẹo được cải thiện khoảng 50% sau khi mài da. Tuy nhiên, đây có thể không phải là lựa chọn tốt cho những người có làn da nhạy cảm hoặc các tình trạng rối loạn tự miễn.

  • Phương pháp áp lạnh (Cryotherapy)

Phương pháp áp lạnh có thể là một lựa chọn điều trị cho sẹo phì đại và sẹo lồi. Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim để làm đông lạnh vết sẹo bằng hơi nitơ.

  • Lột tẩy da bằng hóa chất (Chemical peels)

Lột tẩy da bằng hóa chất có thể là một lựa chọn cho sẹo mụn. Điều trị bằng cách loại bỏ lớp ngoài của vết sẹo. Lớp da thay thế nó thường mịn hơn và trông tự nhiên hơn. Có thể mất 14 ngày để bình phục sau lột tẩy da bằng hoá chất.

  • Liệu pháp laser (Laser therapy)

Điều trị bằng laser sử dụng chùm tia sáng tập trung để loại bỏ lớp da bên ngoài. Liệu pháp này không thể xóa sẹo hoàn toàn nhưng có thể cải thiện vết sẹo. Thường mất khoảng 3 – 10 ngày để bình phục sau khi điều trị bằng laser.

  • Tiêm steroid vào tổn thương (Intralesional steroid injection)

Tiêm steroid vào tổn thương liên quan đến việc tiêm corticosteroid vào vết sẹo để cải thiện nó. Liệu pháp này thích hợp cho sẹo lồi và sẹo phì đại. Các mũi tiêm có thể được lặp lại trong vòng vài tháng.

Tóm lại

Sẹo hình thành sau một tổn thương như một phần của quá trình bình phục tự nhiên của cơ thể. Các vết sẹo không bao giờ biến mất hoàn toàn, nhưng chúng sẽ mờ dần theo thời gian. Bạn có thể khiến vết thương có được cơ hội chữa lành tốt nhất mà không để lại sẹo bằng cách sơ cứu ngay lập tức. Nếu có một vết thương sâu và cần phải khâu lại, bạn nên đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nhé!

Nguồn: Health Line

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu