Chứng mất tập trung ở người trẻ

Khả năng tập trung ở mỗi người là khác nhau. Nhưng nếu bạn thấy bản thân có những biểu hiện của việc mất tập trung hoặc cố gắng tập trung mà vẫn không được thì có thể bạn đã mắc chứng bệnh của người trẻ hiện nay.

Để biết bạn có mắc chứng bệnh này hay không, hãy cùng theo dõi 6 dấu hiệu dưới đây:

Hay quên và không có khả năng tập trung

Một đặc điểm chung của những người bị bệnh mất tập trung là liên tục bỏ quên hoặc làm mất đồ, không nắm rõ lịch trình, ngày tháng, thời gian công việc,…

…………………………..19.9_lost_temper_1

 

Mọi người có thể dần dần quên nhiều thứ qua thời gian, nhưng đối với những người mắc bệnh mất tập trung thì việc làm thất lạc, bỏ quên và nhầm lẫn mọi việc là vấn đề thường xuyên xảy ra.

Khó khăn trong việc sắp xếp quản lý

Người mắc bệnh mất tập trung thường rất khó để hoàn thiện công việc sắp xếp, lên kế hoạch và theo dõi quản lý. Đó là điểm yếu của người mắc chứng bệnh này.

Ngay cả những công việc sắp xếp đồ đạc, dọn dẹp nhà cửa cũng sẽ làm khó họ.

Bồn chồn và xao nhãng

Những người bị mắc bệnh mất tập trung, kể cả người lớn và trẻ em, đều khó có thể ngồi yên một chỗ.

Trẻ em thường có xu hướng tạo nên ồn ào huyên náo, nhưng sự bồn chồn của người lớn lại bộc lộ ra ở tính hay sốt ruột, phân tâm và các tính khí khác liên quan đến sự lo lắng.

…………………………..19.9_lost_temper_2

 

Họ cũng có biểu hiện là không thể tập trung vào bất cứ điều gì đang diễn ra, và thường nảy ra những suy nghĩ vẩn vơ. Hầu như mọi thứ đều có thể tác động làm họ phân tâm.

Tính khí và tâm trạng thất thường

Những người mắc bệnh mất tập trung cũng gặp khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc, và thường có những cảm xúc bộc phát và rất mạnh mẽ.

…………………………..19.9_lost_temper_4

 

Ví dụ như, một người bị bệnh mất tập trung có thể đột nhiên giận dữ hoặc là bật khóc vì những vấn đề thế giới bên ngoài mặc dù những vấn đề đó dường như không gây kích động gì lớn.

Hay lo lắng

Bệnh hay lo lắng thường hoặc còn gọi là bệnh trầm cảm thường xuất hiện cùng với bệnh mất tập trung.

…………………………..19.9_lost_temper_3_ST

 

Với người bị bệnh mất tập trung, họ thường dễ bị kích động quá mức và phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Họ cảm thấy không thể thư giãn hay thả lỏng, thậm chí ngay trong khung cảnh yên tĩnh như ở nhà.

Mất ngủ

Bệnh mất tập trung thường đi kèm với chứng rối loạn giấc ngủ, đặc biệt là bệnh mất ngủ.

Những người bị bệnh mất tập trung có thể gặp khó khăn để chìm vào giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ, nhưng đồng thời họ cũng là những người ngủ mê mệt và khó thức dậy tỉnh táo vào buổi sáng.

Ngăn và chặn chứng mất tập trung

Chứng mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công người trẻ vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu suất làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ…

Vì vậy cần phải ngăn chặn sớm, loại bỏ các yếu tố gây ra mất tập trung như thuốc lá, stress và thường xuyên vận động như chạy bộ, chơi thể thao… Chế độ ăn hợp lý, bổ sung rau củ quả để cung cấp đầy đủ các chất cần thiết cho cơ thể cũng rất là quan trọng.

(Theo Sức khỏe gia đình)

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu