Bị bệnh nhưng vẫn tập thể dục, đúng hay sai?

Theo tạp chí Journal Frontiers in Immunology, hệ miễn dịch của chúng ta sẽ được tăng cường sau khi tập thể dục. Thể dục có thể làm cho hệ miễn dịch của chúng ta đáp ứng nhanh mũi tiêm vắc xin cúm.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa rằng chúng ta sẽ không bao giờ bị cảm lạnh nếu chúng ta là “những người thường xuyên tập thể dục” bởi vì chúng ta hay đi đến những nơi công cộng đông người và đi lại bằng phương tiện công cộng. Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và bị cảm.

Theo nghiên cứu mới được đăng trên tạp chí này, các nhà nghiên cứu tin rằng các tế bào miễn dịch không bị “phá hủy” mà thay vào đó chúng di chuyển vào trong các phần khác trong cơ thể chúng ta và tìm kiếm những nơi bị nhiễm trùng, chẳng hạn như đường hô hấp dưới (ngực hay phổi), để “chiến đấu lại chúng”.

Khi chúng ta đang ốm, những bài tập nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ, sẽ không “phá hủy” hệ miễn dịch mà trái lại những bài tập quá sức mới có thể làm chúng ta bệnh nặng thêm. Tập nhiều có thể làm chúng ta mệt hơn và không hồi phục nhanh, theo News.com.au.

Nếu chúng ta đang bị hắt hơi sổ mũi, thì chúng ta vẫn có thể tập thể dục để giảm đi sự mệt mỏi một chút. Thay vì chúng ta hay chạy bộ như thường ngày chúng ta vẫn tập, thì chúng ta có thể đi bộ, tập vài động tác kéo giãn cơ một chút.

Nếu bị sốt, thì bạn nên nghỉ ngơi. Bạn hãy tạm ngưng tập vào thời điểm này.

Nếu bạn bị cảm cúm, điều quan trọng là hãy tránh lây truyền vi rút cho người khác. Vì vậy tốt nhất hãy ở trong nhà. Khi nào khỏe mạnh, chúng ta mới nên tập thể dục lại.

(Theo Thanhnien.vn)

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu