Những điều cần biết về móng tay giòn và dễ gãy

Tình trạng móng giòn và dễ gãy (onychoschizia) có thể gặp ở hầu hết mọi người. Đây là một tình trạng phổ biến khiến móng tay mềm, mỏng hoặc bị tách chẻ.

Theo Đại học Da liễu Hoa Kỳ (AOCD), tình trạng móng tay giòn và dễ gãy phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới.

Trong nhiều trường hợp, những người có móng dễ gãy có thể thực hiện những cách để tăng cường độ chắc khỏe của móng và ngăn ngừa các vấn đề có thể sẽ xảy ra.

Hãy cùng xem những nguyên nhân gây ra tình trạng móng dễ gãy, một số cách điều trị và tự chăm sóc móng, cũng như khi nào nên đi thăm khám nhé!

Nguyên nhân

Quá nhiều hoặc quá ít độ ẩm – thường do các yếu tố bên ngoài – là nguyên nhân dễ khiến móng dễ gãy nhất. AOCD xác định hai loại móng dễ gãy gây ra bởi các vấn đề về độ ẩm: cứng và dễ gãy; mềm và dễ gãy.

  • Quá ít độ ẩm

Khi móng của một người cứng và dễ gãy, móng thường vị thiếu độ ẩm.

Thường xuyên làm ướt và làm khô móng do các hoạt động như rửa tay hoặc rửa bát có thể làm mất đi độ ẩm của móng.

Mọi người cũng có nhiều khả năng bị khô móng trong môi trường khô, nóng hoặc trong những tháng mùa đông.

  • Quá nhiều độ ẩm

Móng tay mềm và dễ gãy xảy ra khi độ ẩm của móng quá cao.

Điều này có thể xảy ra do sử dụng quá nhiều kem dưỡng ẩm trên tay. Nó cũng có thể là kết quả của việc sử dụng các hóa chất mạnh như axeton để tẩy rửa sơn móng tay.

  • Các nguyên nhân khác

Ngoài ra còn có một số yếu tố và tình trạng cơ bản khác có thể dẫn đến tình trạng móng tay dễ gãy:

Thiếu máu: Tình trạng thiếu máu xảy ra khi cơ thể của một người không sản xuất đủ hemoglobin. Đây là một loại protein vận chuyển oxy từ phổi đến phần còn lại của cơ thể. Đôi khi, thiếu sắt gây ra thiếu máu. Thiếu máu có thể dẫn đến tình trạng cực kỳ mệt mỏi.

Rối loạn tuyến giáp: Tình trạng này khiến cơ thể một người tạo ra quá nhiều hoặc quá ít hormone tuyến giáp. Khi điều đó xảy ra, nó có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu khoáng chất của cơ thể. Do đó, móng tay có thể bị xước gãy.

Tuổi tác: Tuổi tác có thể ảnh hưởng đến độ chắc khỏe của móng. Theo thời gian, độ chắc khỏe của móng sẽ giảm dần một cách tự nhiên, từ đó khiến chúng dễ gãy hơn.

Theo AOCD, nếu chỉ có móng tay bị tách chẻ hoặc gãy và móng chân vẫn chắc khỏe thì nguyên nhân có thể nằm ở các yếu tố hoặc điều kiện ngoại cảnh.

Phương pháp điều trị và các cách khắc phục tại nhà

Có một số phương pháp điều trị và thuốc (với số lượng hạn chế) dành cho móng giòn và dễ gãy. Bác sĩ có thể chỉ đơn giản là khuyến nghị việc sử dụng thực phẩm chức năng để tăng cường độ chắc khỏe của móng.

Tuy nhiên, những mẹo chăm sóc tại nhà sau đây có thể giúp móng tay chắc khỏe hơn.

  • Sử dụng sơn làm cứng móng

Đối với những người có móng mềm, hãy sơn một lớp sơn bóng trong suốt hoặc một sản phẩm cho móng khác có thể giúp tăng độ chắc khỏe của móng theo thời gian.

  • Dưỡng ẩm

Những người có móng tay khô có thể cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm cho da tay và móng tay. Có thể sử dụng kem dưỡng ẩm này vào ban ngày hoặc buổi tối trước khi đi ngủ. Tăng độ ẩm có thể giúp móng tay vốn dĩ khô sẽ bớt giòn và bớt dễ gãy hơn.

  • Mang găng tay

Mang găng tay khi rửa bát hoặc sử dụng các sản phẩm tẩy rửa có thể giúp móng tay không bị tổn thương thêm, đồng thời chắc khỏe hơn.

Chế độ ăn uống và dinh dưỡng

Thực hiện một số thay đổi về chế độ ăn uống dưới dây có thể giúp tăng cường độ chắc khỏe cho móng vốn dễ gãy:

  • Sử dụng sản phẩm bổ sung: AOCD khuyên bạn nên dùng các sản phẩm bổ sung biotin (vitamin H). Các sản phẩm này được cho rằng có thể mất đến 6 tháng để mang lại hiệu quả, nhưng hiệu quả này thường được ghi nhận trong khoảng 1/3 tổng số trường hợp sử dụng. Các sản phẩm bổ sung khác có thể cân nhắc bao gồm khoáng chất dạng keo, gelatin và canxi.
  • Bổ sung đầy đủ protein trong chế độ ăn: Móng phần lớn được tạo thành từ protein keratin. Ăn đúng lượng protein là rất quan trọng để tăng cường việc sản xuất keratin và duy trì móng chắc khỏe.
  • Ăn các thực phẩm giàu chất sắt: Nếu một người bị thiếu sắt hoặc thiếu máu, họ nên cân nhắc ăn các loại thực phẩm giàu chất sắt, chẳng hạn như thịt đỏ hoặc rau bina. Họ cũng có thể cân nhắc việc sử dụng các sản phẩm bổ sung sắt, nhưng trước hết cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ vì chúng có thể tương tác với một số loại thuốc nhất định.

Lời khuyên cho móng chắc khỏe

Khi một người già đi, việc chăm sóc móng tốt có thể giúp ngăn ngừa tình trạng móng giòn và dễ gãy, đồng thời duy trì độ chắc khỏe của móng.

Các mẹo sau có thể hữu ích:

  • nhẹ nhàng dũa bỏ các vết răng cưa hoặc các vết thô ráp khác trên móng để giúp móng tránh bị xước gãy
  • không sử dụng cụ kim loại khi chăm sóc móng
  • tránh các sản phẩm như chất tẩy rửa sơn móng tay có chứa axeton
  • đeo găng tay cao su khi rửa bát và khi thực hiện các công việc khác mà tay phải nhúng nước
  • cắt tỉa móng gọn gàng
  • không cắn móng tay.

Khi cần đi thăm khám

Móng tay giòn và dễ gãy không nhất thiết là nguyên nhân chính gây ra tình trạng lo lắng. Tuy nhiên, một người nên đi thăm khám nếu họ nhận thấy các triệu chứng khác đi kèm.

Chẳng hạn, mệt mỏi có thể là một triệu chứng của tình trạng thiếu sắt hoặc thiếu máu. Tăng hoặc giảm cân nặng có thể chỉ ra vấn đề nào đó về tuyến giáp.

Một người cũng có thể cần đi thăm khám nếu các biện pháp khắc phục tại nhà nhằm giúp tăng cường độ chắc khỏe của móng không đem lại tác dụng. Bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị bổ sung hoặc xác định nguyên nhân của trình trạng giòn và dễ gãy của móng.

Tóm lại

Móng tay quá ẩm hoặc quá khô thường khiến chúng trở nên dễ gãy. Trong những trường hợp ít phổ biến hơn, thiếu máu hoặc các vấn đề về tuyến giáp có thể chính là nguyên nhân. Ngoài ra, khi một người già đi, họ có nhiều khả năng gặp phải tình trạng móng dễ gãy.

Một người có thể thực hiện các cách để ngăn ngừa tình trạng dễ gãy của móng, chẳng hạn như đeo găng tay khi dọn dẹp, thực hiện việc chăm sóc móng phù hợp và bổ sung đủ protein trong chế độ ăn.

Nguồn: MEDICAL NEWS TODAY

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu