Hội chứng đột tử là gì và có thể phòng ngừa được không?

Hội chứng đột tử là gì?

Hội chứng đột tử (Sudden death syndrome – SDS) là một thuật ngữ được định nghĩa khái quát để chỉ một loạt các hội chứng thuộc về tim gây ra ngừng tim đột ngột và có thể tử vong.

Một số hội chứng này là kết quả của các vấn đề về cấu trúc của tim. Một số khác có thể là kết quả của sự bất thường trong các kênh dẫn truyền điện. Tất cả đều có thể gây ra ngừng tim đột ngột, ngay cả ở những người khỏe mạnh. Một số người tử vong vì trình trạng này.

Hầu hết mọi người không biết mình mắc hội chứng này cho đến khi sự ngừng tim xảy ra.

Nhiều trường hợp SDS cũng không được chẩn đoán chính xác. Khi một người mắc SDS tử vong, cái chết có thể được liệt kê do nguyên nhân tự nhiên hoặc nhồi máu cơ tim. Nhưng nếu điều tra viên thực hiện các bước để tìm nguyên nhân chính xác, họ có thể phát hiện ra các dấu hiệu của một trong số những hội chứng của SDS.

Một số đánh giá báo cáo ít nhất 4% những người bị SDS không có bất thường về cấu trúc, đây là cách dễ dàng nhất để xác định trong khám nghiệm tử thi. Sự bất thường trong các kênh dẫn truyền điện khó phát hiện hơn.

SDS phổ biến hơn ở người trẻ và trung niên. Ở những người trong độ tuổi này, tử vong không rõ nguyên nhân được gọi là hội chứng đột tử ở người lớn (Sudden adult death syndrome – SADS).

Nó cũng có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh. Những hội chứng này có thể là một trong nhiều tình trạng thuộc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (Sudden infant death syndrome – SIDS).

Một tình trạng cụ thể, hội chứng Brugada, cũng có thể gây ra hội chứng đột tử về đêm (Sudden unexpected nocturnal death syndrome – SUNDS).

Vì SDS thường bị chẩn đoán nhầm hoặc hoàn toàn không được chẩn đoán, nên không rõ có bao nhiêu người mắc bệnh này.

Ước tính cứ 10,000 người thì có 5 người mắc hội chứng Brugada. Một tình trạng SDS khác, hội chứng QT dài, có thể xảy ra ở 1 trong 7,000 người. QT ngắn thậm chí còn hiếm hơn. Chỉ có 70 trường hợp được xác định trong hai thập kỷ qua.

Đôi khi có thể đoán biết được liệu bạn có nguy cơ hay không. Bạn có thể điều trị các nguyên nhân cơ bản của SDS (có thể) nếu bạn đang bị tình trạng này.

Hãy xem xét kỹ hơn các bước có thể được thực hiện để chẩn đoán một số tình trạng liên quan đến SDS và có thể ngăn ngừa sự ngừng tim.

Ai có nguy cơ?

Những người mắc SDS thường có vẻ hoàn toàn khỏe mạnh trước khi có biến cố tim đầu tiên hoặc tử vong. SDS thường không gây ra các dấu hiệu hoặc triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc một số bệnh liên quan đến SDS.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các gen cụ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại thuộc hội chứng SDS. Ví dụ, nếu một người bị SADS, hơn 20% những người thân cấp một của họ (anh chị em ruột, cha mẹ và con cái) cũng có khả năng mắc hội chứng này.

Tuy nhiên, không phải tất cả mọi người bị SDS đều có một trong những gen này. Chỉ 15 – 30% các trường hợp được xác nhận mắc hội chứng Brugada có gen liên quan đến tình trạng cụ thể đó.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Giới tính: Nam giới có nhiều khả năng mắc SDS hơn nữ giới.
  • Chủng tộc: Những người đến từ Nhật Bản và Đông Nam Á có nguy cơ mắc hội chứng Brugada cao hơn.

Ngoài các yếu tố nguy cơ này, một số tình trạng bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ mắc SDS, chẳng hạn như:

  • Rối loạn lưỡng cực: Lithium đôi khi được sử dụng để điều trị rối loạn lưỡng cực. Thuốc này có thể gây ra hội chứng Brugada.
  • Bệnh tim: Bệnh động mạch vành là bệnh cơ bản phổ biến nhất liên quan đến SDS. Cứ 2 ca đột tử thì có khoảng 1 ca tử vong do bệnh mạch vành. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là ngừng tim.
  • Bệnh động kinh: Mỗi năm, cứ 1,000 người được chẩn đoán mắc bệnh động kinh thì có 1 ca đột tử bất ngờ (Sudden unexpected death in epilepsy – SUDEP). Hầu hết các trường hợp tử vong xảy ra ngay sau một cơn động kinh.
  • Rối loạn nhịp tim: Rối loạn nhịp tim là tình trạng nhịp tim bất thường, tim có thể đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nó cũng có thể có một dạng bất thường. Tình trạng này có thể dẫn đến các triệu chứng như ngất xỉu hoặc chóng mặt. Đột tử cũng có thể xảy ra.
  • Bệnh phì đại cơ tim: Tình trạng này khiến thành tim dày lên. Nó cũng có thể cản trở hệ thống dẫn truyền điện. Cả hai đều có thể dẫn đến nhịp tim không đều hoặc nhanh (loạn nhịp tim).

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù có những yếu tố rủi ro được xác định này, chúng không có nghĩa là bạn mắc SDS. Bất kỳ ai ở mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe đều có thể mắc SDS.

Nguyên nhân là gì?

Không rõ nguyên nhân gây ra SDS.

Đột biến gen có liên quan đến nhiều hội chứng SDS, nhưng không phải mọi người mắc SDS đều có gen này. Có thể có các gen khác liên quan đến SDS, nhưng chúng vẫn chưa được xác định. Và một số nguyên nhân gây ra SDS không phải do di truyền.

Một số loại thuốc có thể gây ra các hội chứng có thể dẫn đến đột tử. Ví dụ, hội chứng QT dài có thể do sử dụng: kháng histamine; thông mũi; kháng sinh; lợi tiểu; chống trầm cảm; chống loạn thần

Tương tự như vậy, một số người mắc SDS có thể không xuất hiện các triệu chứng cho đến khi họ bắt đầu dùng một số loại thuốc nhất định. Sau đó, SDS do thuốc có thể xuất hiện.

SDS có những triệu chứng như thế nào?

Thật không may, triệu chứng hoặc dấu hiệu đầu tiên của SDS có thể là tử vong đột ngột.

Tuy nhiên, SDS có thể gây ra các triệu chứng cảnh báo sau:

  • Đau ngực, đặc biệt là khi tập thể dục
  • Mất ý thức
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Tim đập nhanh hoặc cảm giác loạn nhịp
  • Ngất xỉu không rõ nguyên nhân, đặc biệt là khi tập thể dục

Nếu bạn hoặc con của bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức. Bác sĩ có thể tiến hành các xét nghiệm để xác định đâu là nguyên nhân có thể gây ra những triệu chứng không mong muốn này.

SDS được chẩn đoán như thế nào?

SDS chỉ được chẩn đoán khi bạn bị ngừng tim đột ngột. Điện tâm đồ (ECG hoặc EKG) có thể chẩn đoán nhiều hội chứng có thể gây đột tử. Kiểm tra này ghi lại hoạt động điện tim.

Các bác sĩ chuyên khoa tim mạch có thể xem kết quả điện tâm đồ và xác định các vấn đề có thể xảy ra, chẳng hạn như hội chứng QT dài, hội chứng QT ngắn, rối loạn nhịp tim, bệnh cơ tim…

Nếu điện tâm đồ không rõ ràng hoặc bác sĩ tim mạch muốn có thêm sự xác nhận, họ cũng có thể yêu cầu siêu âm tim. Với kiểm tra này, bác sĩ có thể thấy tim bạn đập trong thời gian thực. Điều này có thể giúp họ phát hiện những bất thường về thể chất.

Bất kỳ ai gặp các triệu chứng liên quan đến SDS đều có thể được chỉ định một trong những kiểm tra này. Tương tự như vậy, những người có tiền sử bệnh hoặc tiền sử gia đình cho thấy khả năng mắc SDS có thể thực hiện một trong những xét nghiệm này.

Nhận biết sớm nguy cơ có thể giúp bạn tìm ra các cách ngăn ngừa sự ngừng tim có thể xảy ra.

Điều trị SDS như thế nào?

Nếu tim của bạn ngừng đập do SDS, đội ngũ cấp cứu có thể hồi sức cho bạn bằng các biện pháp cứu sống. Chúng bao gồm hồi sức tim phổi (CPR) và khử rung tim.

Sau khi hồi sức, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật để đặt máy khử rung tim cấy ghép (ICD) nếu thích hợp. Thiết bị này có thể gây sốc điện vào tim của bạn nếu nó ngừng hoạt động trở lại trong tương lai.

Bạn vẫn có thể bị chóng mặt và ngất đi do kết quả của cơn ngừng tim, ICD có thể khởi động lại tim của bạn.

Không có cách chữa trị hiện tại cho hầu hết các nguyên nhân của SDS. Nếu bạn được chẩn đoán với một trong những hội chứng này, bạn có thể thực hiện các bước để giúp ngăn ngừa sự cố tử vong. Điều này có thể bao gồm việc sử dụng ICD.

Tuy nhiên, các bác sĩ không chắc chắn hoàn toàn cho việc sử dụng trong điều trị SDS ở một người không có bất kỳ triệu chứng nào.

Có thể ngăn ngừa SDS được không?

Chẩn đoán sớm là một bước quan trọng trong việc ngăn ngừa một cơn nguy kịch.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc SDS, bác sĩ có thể xác định xem liệu bạn có mắc một hội chứng có thể dẫn đến đột tử hay không. Nếu có, bạn có thể sẽ cần thực hiện các bước để ngăn ngừa đột tử. Chúng có thể bao gồm:

  • Tránh các loại thuốc gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm và thuốc chặn natri
  • Nhanh chóng điều trị sốt
  • Tập thể dục một cách thận trọng
  • Thực hành các biện pháp tốt cho sức khỏe tim mạch, bao gồm ăn một chế độ ăn cân bằng
  • Duy trì việc kiểm tra thường xuyên với bác sĩ hoặc chuyên gia tim mạch

Lưu ý

Mặc dù SDS thường không có cách chữa trị, bạn có thể thực hiện các bước để ngăn ngừa đột tử nếu được chẩn đoán trước một biến cố tử vong.

Được chẩn đoán mắc SDS có thể thay đổi cuộc sống và gây ra những cảm xúc khác nhau. Ngoài việc trao đổi với bác sĩ, bạn có thể tham vấn với một chuyên gia sức khỏe tâm thần về tình trạng bệnh và sức khỏe tâm thần của bạn. Họ có thể giúp bạn xử lý thông tin và đối phó với những thay đổi trong tình trạng bệnh của bạn.

Nguồn: HEALTHLINE

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu