Những dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 là gì?

Bệnh tiểu đường tuýp 2 khiến lượng đường trong máu của một người tăng cao. Nhận biết các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh lý mãn tính này có thể giúp người bệnh được điều trị sớm hơn, từ đó giúp giảm nguy cơ các biến chứng nghiêm trọng.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý phổ biến. Một báo cáo năm 2017 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh tật (CDC) cho thấy 30.3 triệu người trưởng thành ở Mỹ mắc bệnh tiểu đường. Báo cáo cũng ước tính rằng 84.1 triệu người trưởng thành khác ở Mỹ bị tiền tiểu đường.

Những người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường, nhưng bác sĩ chưa chẩn đoán họ mắc bệnh tiểu đường. Theo CDC, những người bị tiền tiểu đường thường phát triển thành bệnh tiểu đường tuýp 2 trong vòng 5 năm nếu họ không được theo dõi và điều trị.

Sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể từ từ và các triệu chứng có thể nhẹ trong những giai đoạn đầu. Do đó, nhiều người có thể không nhận ra rằng họ mắc bệnh lý này.

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể bao gồm:

1. Tiểu thường xuyên

Khi lượng đường trong máu cao, thận cố gắng loại bỏ lượng đường dư thừa bằng cách lọc nó ra khỏi máu. Điều này có thể dẫn đến việc một người cần đi tiểu thường xuyên hơn, đặc biệt là vào ban đêm.

2. Cảm thấy khát hơn

Việc đi tiểu thường xuyên – cách cần thiết để loại bỏ lượng đường dư thừa trong máu, có thể khiến cơ thể đào thải thêm nước. Theo thời gian, điều này có thể gây ra tình trạng mất nước và dẫn đến việc một người cảm thấy khát hơn bình thường.

3. Luôn cảm thấy đói

Những người mắc bệnh tiểu đường thường không nhận đủ năng lượng từ thực phẩm họ ăn.

Hệ tiêu hóa phân hủy thức ăn thành một loại đường đơn gọi là glucose, được cơ thể sử dụng làm nhiên liệu. Ở những người bị bệnh tiểu đường, không đủ lượng glucose này di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.

Kết quả là, những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường cảm thấy đói liên tục, bất kể việc họ vừa ăn xong.

4. Cảm thấy rất mệt mỏi

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể ảnh hưởng đến mức năng lượng của một người và khiến họ cảm thấy rất mệt mỏi và kiệt sức. Tình trạng mệt mỏi này xảy ra do không đủ lượng đường di chuyển từ máu vào các tế bào của cơ thể.

5. Nhìn mờ

Lượng đường dư thừa trong máu có thể làm hư hại các mạch máu nhỏ trong mắt, gây nên tình trạng nhìn mờ. Tình trạng này có thể xảy ra ở một hoặc cả hai mắt, và có thể xuất hiện và mất đi sau đó.

Nếu bệnh nhân tiểu đường không được điều trị, tổn thương các mạch máu này có thể trở nên nghiêm trọng hơn và cuối cùng có thể dẫn đến mất thị lực vĩnh viễn.

6. Chậm lành những vết cắt và vết thương

Lượng đường cao trong máu có thể làm hư hại các dây thần kinh và mạch máu của cơ thể, làm suy giảm lưu thông máu. Kết quả là, ngay cả những vết cắt và vết thương nhỏ cũng có thể mất vài tuần hoặc vài tháng để lành. Vết thương chậm lành cũng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

7. Châm chích, tê hoặc đau ở bàn tay hoặc bàn chân

Lượng đường trong máu cao có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu và làm hư hại các dây thần kinh. Ở những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, điều này có thể dẫn đến đau hoặc cảm giác châm chích hoặc tê ở bàn tay và bàn chân.

Tình trạng này được gọi là bệnh lý thần kinh ngoại biên. Nó có thể trở nên xấu đi theo thời gian và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng hơn nếu bệnh tiểu đường không được điều trị.

8. Những mảng da sẫm màu

Các mảng da sẫm màu hình thành trên các nếp gấp ở cổ, nách hoặc bẹn cũng có thể là dấu hiệu của nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Có thể cảm thấy những mảng này rất mềm và mượt như nhung.

Tình trạng da này được gọi là acanthosis nigricans.

9. Ngứa và nhiễm nấm men

Lượng đường dư thừa trong máu và nước tiểu cung cấp thức ăn cho nấm men, có thể dẫn đến nhiễm nấm. Nhiễm nấm men có xu hướng xảy ra trên những vùng da ấm, ẩm ướt, chẳng hạn như miệng, vùng sinh dục và nách.

Các khu vực bị nhiễm nấm thường ngứa, nhưng cũng có thể bị bỏng, đỏ và đau.

Tầm quan trọng của việc chẩn đoán sớm

Nhận biết các dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể giúp người bệnh được chẩn đoán và điều trị sớm hơn. Nhận được điều trị thích hợp, thực hiện thay đổi lối sống và kiểm soát lượng đường trong máu có thể cải thiện đáng kể sức khỏe và chất lượng cuộc sống, đồng thời giảm nguy cơ các biến chứng.

Nếu không điều trị, lượng đường trong máu cao liên tục có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi đe dọa tính mạng, bao gồm:

  • bệnh tim
  • đột quỵ
  • tổn thương thần kinh hoặc bệnh lý thần kinh ngoại biên
  • vấn đề về bàn chân
  • bệnh thận, có thể dẫn đến yêu cầu cần phải lọc máu
  • bệnh về mắt hoặc mất thị lực
  • các vấn đề về tình dục ở cả nam và nữ

Bệnh tiểu đường nếu không được điều trị cũng có thể dẫn đến hội chứng tăng áp lực thẩm thấu do tăng đường huyết không nhiễm cetone (hyperosmolar hyperglycemic nonketotic syndrome – HHNS), làm tăng lượng đường trong máu nghiêm trọng và dai dẳng. Bệnh tật hoặc nhiễm trùng thường sẽ gây ra HHNS, có thể yêu cầu phải nhập viện. Biến chứng đột ngột này có khuynh hướng ảnh hưởng đến những người lớn tuổi.

Giữ mức đường huyết trong tầm kiểm soát là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng này. Lượng đường trong máu không được kiểm soát càng lâu thì nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe khác càng cao.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2

Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, nhưng một số yếu tố nhất định có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Các yếu tố nguy cơ này bao gồm:

  • từ 45 tuổi trở lên
  • lối sống ít vận động
  • thừa cân hoặc béo phì
  • có chế độ ăn uống không lành mạnh
  • có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường
  • mắc hội chứng buồng trứng đa nang (polycystic ovary syndrome – PCOS)
  • có tiền sử tiểu đường thai kỳ, bệnh tim hoặc đột quỵ
  • bị tiền tiểu đường

Điểm mấu chốt

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh lý phổ biến gây ra lượng đường trong máu cao. Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu có thể bao gồm đi tiểu thường xuyên, khát nước nhiều hơn, cảm thấy mệt mỏi và đói, các vấn đề về thị lực, vết thương chậm lành và nhiễm nấm men.

Bất kỳ ai gặp phải các dấu hiệu và triệu chứng có thể có của bệnh tiểu đường nên đến gặp bác sĩ để được đánh giá, đặc biệt nếu họ có các yếu tố nguy cơ khác mắc phải bệnh lý này. Việc phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh và giảm nguy cơ các biến chứng nặng.

Nguồn: MEDICAL NEWS TODAY

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu