Virus Herpes có thể dẫn đến rối loạn lưỡng cực, trầm cảm

Theo Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia Mỹ (NIMH), khoảng 4,4% người dân Mỹ rối loạn lưỡng cực tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời; 16,2 triệu người khác (khoảng 6,7%) người trưởng thành trải qua ít nhất một lần trầm cảm nặng tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Trong khi nguyên nhân chính xác chưa được biết đến thì xưa nay, các nhà khoa học vẫn cho rằng cả gien và môi trường đều đóng vai trò trong việc gây ra các tình trạng tâm thần nói trên. Medical News Today đưa ra dẫn chứng, một nghiên cứu gần đây xác định được 44 locus gien được cho là làm tăng nguy cơ trầm cảm.

Nghiên cứu khác gợi ý rằng 80% nguy cơ tâm thần phân liệt có thể là do gien. Trong khi đó, nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Microbiology nhấn mạnh thực tế rằng các yếu tố môi trường như virus có thể là động lực đằng sau những rối loạn này.

Từ cách nhìn nhận ấy, một nhóm các nhà khoa học quốc tế dẫn đầu bởi Bhupesh Prusty (Khoa Vi sinh tại Đại học Würzburg, Đức) đã nghiên cứu và phát hiện ra rằng trong não của những người rối loạn lưỡng cực và trầm cảm có một nhóm tế bào thần kinh được gọi là tế bào Purkinje bị nhiễm virus Herpes HHV-6.

Vậy HHV-6 có thể gây trầm cảm, rối loạn lưỡng cực như thế nào?

Nhóm nghiên cứu bắt đầu từ giả thuyết rằng HHV-6A và HHV-6B có thể dẫn đến sự phát triển của rối loạn tâm thần. Vì vậy, họ đã kiểm tra 2 nhóm sinh thiết não từ Viện nghiên cứu y khoa Stanley (Mỹ). Những phát hiện cho thấy HHV-6 có thể lây nhiễm trong tế bào não, gây ra rối loạn nhận thức và tâm trạng.

Bhupesh Prusty nói: “Chúng tôi tìm thấy sự lây nhiễm chủ động của HHV-6 chủ yếu trong các tế bào Purkinje của não người ở phần lớn những bệnh nhân rối loạn trầm cảm và lưỡng cực. Các yếu tố kế thừa từ lâu đã được biết là làm tăng nguy cơ phát triển một số loại rối loạn tâm thần bao gồm rối loạn lưỡng cực, rối loạn trầm cảm chính và tâm thần phân liệt. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường như virus cũng có thể đóng góp vào tiến trình này”.

Prusty cũng giải thích kết quả này mâu thuẫn với niềm tin rằng virus tiềm ẩn – tức là, virus không hoạt động, nằm im trong các cơ quan và mô – hoàn toàn vô hại.

Trước đó, đã có các minh chứng virus Herpes có thể gây ra các tình trạng thần kinh khác. Ví dụ, một nghiên cứu mà Medical News Today gần đây đăng tải đã phát hiện “bằng chứng mạnh mẽ” virus Herpes loại HHV-6A và HHV-7 có thể gây ra bệnh Alzheimer.

Prusty và nhóm cộng sự sẽ tiếp tục kế hoạch nghiên cứu cơ chế phân tử để giải thích chính xác cách HHV-6A phá hủy tế bào Purkinje, và cách điều này dẫn đến rối loạn tâm thần.

Virus Herpes chủng loại 6 ở người (Human herpesvirus 6 (HHV-6) là một cặp virus có quan hệ chặt chẽ được biết đến với tên gọi HHV-6A và HHV-6B.

Tế bào thần kinh Purkinje có nhiệm vụ điều phối các dây thần kinh vận động ở vỏ tiểu não – vùng não chịu trách nhiệm kiểm soát vận động, cơ bắp, thăng bằng và tư thế. Một số nghiên cứu cũng cho thấy khu vực não này gắn với ngôn ngữ, nhận thức và tâm trạng.

(Theo Thanhnien.vn)

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu