Quá nhiều gạo trắng – vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe nội tiết ở khu vực Nam Á

Việc ăn lượng lớn gạo trắng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, và một nghiên cứu cho thấy, mối liên hệ này đặc biệt rõ rệt ở khu vực Nam Á. Trong khi đó, ở các khu vực khác trên thế giới, nguy cơ thấp hơn nhiều hoặc không đáng kể.

Các nhà điều tra đã chỉ ra sự khác biệt trong các mô hình tiêu thụ gạo giữa các khu vực trên toàn thế giới để giải thích sự đối lập này. Họ cho biết: “Nhìn chung, phát hiện của chúng tôi phù hợp với kết quả từ một số nghiên cứu trước đây được thực hiện ở châu Á, châu Âu và Bắc Mỹ, nhưng không phải tất cả”.

Cũng theo các nhà điều tra, một khu vực tiêu thụ gạo tới ba lần mỗi tuần vẫn không đáng kể khi so sánh với các nhóm dân cư chủ yếu ăn gạo, như khu vực Nam Á – nơi mức tiêu thụ trung bình hơn sáu cốc (chú thích: đơn vị tính là “cup”) gạo nấu chín mỗi ngày. “Các yếu tố gây nhiễu không đo lường được như chế độ ăn uống khác, đặc điểm dân số và dân tộc, cũng có thể giải thích sự khác biệt trong những phát hiện này”.

Phân tích hiện tại liên quan đến một nhóm thuần tập đa sắc tộc, đa quốc gia gồm 132,373 người trưởng thành (tuổi trung bình là 50) tham gia vào nghiên cứu PURE (Prospective Urban Rural Epidemiology study). Những người này đến từ 21 khu vực, đại diện cho các vùng địa lý và lục địa khác nhau – Nam Á (Ấn Độ, Bangladesh, Pakistan), phần còn lại của thế giới (Đông Nam Á, Trung Đông, Nam Mỹ, Bắc Mỹ/ Châu Âu, châu Phi) và Trung Quốc.

Nhìn chung, những người tham gia nghiên cứu PURE tiêu thụ gạo trắng ở mức trung bình là 128g/ ngày, tương đương với ít hơn một cốc gạo nấu chín. Nam Á ghi nhận mức tiêu thụ cao nhất với 630 g/ ngày (hơn 3 cốc), tiếp theo là Đông Nam Á và Trung Quốc lần lượt là 239g/ ngày và 200 g/ ngày (1 đến 2 cốc).

Trong thời gian theo dõi trung bình 9.5 năm, 6,129 người đã mắc bệnh đái tháo đường. Những người tiêu thụ gạo trắng cao nhất (≥450 g/ ngày) có nguy cơ mắc đái tháo đường cao hơn 20% so với những người tiêu thụ thấp nhất (<150 g/ ngày).

Phân tích các nhóm nhỏ hơn cho thấy nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường liên quan đến việc tiêu thụ quá nhiều gạo trắng rõ rệt hơn ở Nam Á so với các khu vực khác trên thế giới. Ở Trung Quốc, không có mối liên hệ đáng kể nào.

Trong toàn bộ những người tham gia nghiên cứu PURE, những người tiêu thụ nhiều hơn ba cốc gạo trắng nấu chín hàng ngày so với những người tiêu thụ ít hơn một cốc có đặc điểm trẻ hơn, có chỉ số khối cơ thể thấp hơn và tỷ lệ hút thuốc thấp hơn – các đặc điểm có thể phản ánh đặc trưng của những người Nam Á có mức tiêu thụ gạo trắng cao nhất.

Ngoài ra, tiêu thụ lượng gạo cao nhất tương quan với việc tiêu thụ ít hơn hầu hết các loại thực phẩm khác, chẳng hạn như các sản phẩm lúa mì nguyên hạt và qua chế biến, chất xơ, thịt đỏ và các sản phẩm từ sữa. Những người tiêu thụ hơn ba cốc gạo mỗi ngày có được phần trăm năng lượng cao nhất từ ​​carbohydrate và phần trăm thấp hơn từ chất béo và protein.

Màu của ngũ cốc đóng vai trò quan trọng

Carbohydrate chiếm 70 – 80% lượng calo tiêu thụ ở hầu hết các nước Nam Á. Chế độ ăn trước đây chủ yếu bao gồm gạo giã bằng tay và các loại ngũ cốc thô khác như lúa mạch, lúa mạch đen và ngô, hiện đã được thay thế bằng gạo trắng được đánh bóng cao ở một số quốc gia. Quá trình đánh bóng gạo đã loại bỏ đi chất xơ, chính vì vậy, gạo trắng hiển nhiên sẽ kém hơn về mặt dinh dưỡng.

Việc ăn quá nhiều gạo được biết là nguyên nhân làm tăng đột biến đường huyết sau ăn, và do đó dẫn đến tăng insulin máu nhằm duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường. Nhưng tin tốt là việc thay thế gạo trắng bằng gạo lứt không đánh bóng sẽ làm giảm 23% đáp ứng đường huyết và giảm 57% đáp ứng insulin lúc đói ở người Ấn Độ thừa cân.

“Tuy nhiên, sự chấp nhận của người tiêu dùng đối với gạo lứt lại không cao, do thời gian nấu lâu hơn, ít ngon mắt hơn và khó nhai hạt hơn”, các nhà điều tra cho biết.

Trong trường hợp không thể thay thế gạo trắng đã đánh bóng bằng các loại ngũ cốc khác hoặc các loại gạo khác tốt cho sức khỏe hơn, các nhà điều tra đề nghị bổ sung đầy đủ các loại đậu hạt để giảm chỉ số đường huyết (glycaemic index – GI) của bữa ăn và có thể giảm lượng gạo trắng tiêu thụ thực tế.

Các nhà nghiên cứu giải thích: “Tất cả các loại đậu đều có GI thấp, do đó, việc thêm các loại đậu vào gạo không chỉ làm tăng hàm lượng chất xơ và protein mà còn làm giảm GI của bữa ăn chứa gạo”.

Họ nói rằng: “Đây có thể là những chiến lược sức khỏe cộng đồng quan trọng sẽ được thực hiện ở Nam Á và các vùng khác với gạo là lương thực chính, nếu kết hợp với các biện pháp tăng cường hoạt động thể chất, có thể giúp làm chậm sự lan rộng và gia tăng nhanh chóng của bệnh đái tháo đường tuýp 2 ở những nước này”.

Nguồn: MIMS

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu