Tình trạng căng thẳng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Căng thẳng là một phần bình thường của cuộc sống. Căng thẳng có thể đến từ những nguyên nhân thuộc về thể chất như ngủ không đủ giấc hoặc do bệnh tật. Một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng căng thẳng có thể là do cảm xúc, chẳng hạn như sự lo lắng về việc không có đủ tiền để trang trải cuộc sống hoặc khi một người thân yêu qua đời. Căng thẳng cũng có thể đến từ những nguyên nhân ít bi đát hơn, chẳng hạn những nghĩa vụ và áp lực hàng ngày mà bạn phải tuân theo, phải thực hiện, từ đó khiến bạn cảm thấy như không kiểm soát được cuộc sống của mình.

Sự đáp ứng của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng được cho là giúp bảo vệ bạn. Tuy nhiên, nếu căng thẳng liên tục xảy ra, nó có thể gây hại cho cơ thể. Hormone cortisol được giải phóng để đáp ứng với tình trạng căng thẳng. Các nghiên cứu cho rằng mức độ cao của cortisol – do căng thẳng trong thời gian dài – có thể làm tăng lượng cholesterol và triglyceride (chất béo trung tính) trong máu, cũng như tăng lượng  đường trong máu và huyết áp. Đây là những yếu tố nguy cơ phổ biến đối với bệnh tim mạch. Tình trạng căng thẳng này cũng có thể gây ra những thay đổi làm thúc đẩy sự tích tụ các mảng bám trong động mạch.

Ảnh: Time

Ngay cả những căng thẳng nhỏ cũng có thể gây ra các vấn đề về tim như lưu lượng máu đến cơ tim kém, là tình trạng trong đó tim không nhận đủ máu hoặc oxy. Đồng thời, căng thẳng kéo dài có thể ảnh hưởng đến quá trình đông máu, làm cho máu dính hơn và tăng nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, những người bị căng thẳng nhiều có thể chọn việc hút thuốc hoặc chọn những cách không lành mạnh khác để đối phó với tình trạng căng thẳng này.

Căng thẳng có thể dẫn đến các tình trạng phổ biến sau:

  • Đau và nhức mỏi
  • Giảm năng lượng và giấc ngủ suy giảm
  • Cảm giác lo lâu, tức giận và trầm cảm
  • Thiếu kiên nhẫn
  • Hay quên.

Mọi người thường sẽ phản ứng với các tình huống căng thẳng theo những cách khác nhau. Một số người phản ứng mạnh mẽ với một tình huống. Những người khác lại thoải mái và không quan tâm. May mắn ở chỗ, bạn có thể giảm tác động của tình trạng căng thẳng lên cơ thể. Đầu tiên, hãy xác định các tình huống gây ra căng thẳng. Tuy khó nhưng hãy cố gắng kiểm soát phản ứng tinh thần và thể chất của bạn trước những tình huống gây căng thẳng này. Hãy thử những cách sau để giúp kiểm soát căng thẳng và giữ cho trái tim của bạn luôn khỏe mạnh nhé!

1. Tăng cường vận động

Tập luyện thể dục có thể giúp chống lại các tác động có hại của tình trạng căng thẳng. Để tăng cường sức khỏe tim mạch, hãy tập thể dục với cường độ trung bình ít nhất 150 phút mỗi tuần. Điều này có thể được thực hiện trong các buổi tập với thời gian 30 – 40 phút và duy trì 4 – 5 ngày một tuần. Tập thể dục có thể giúp cải thiện sức khỏe tim mạch bằng cách kiểm soát cân nặng, cải thiện cholesterol và giảm huyết áp. Ngoài ra, tập thể dục cũng đem lại một lợi ích khác – đó chính là giảm căng thẳng.

Những người tập thể dục có thể giảm đáp ứng thể chất của cơ thể đối với tình trạng căng thẳng. Huyết áp và nhịp tim của họ không tăng cao như những người không tập thể dục khi gặp phải căng thẳng.

Tập thể dục thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ trầm cảm, đây là một yếu tố nguy cơ khác của bệnh tim.

Ảnh: Medstarhealth

Bạn cần động lực tập luyện thể dục? Hãy dùng một máy đếm bước đi và cố gắng đi bộ 10,000 – 12,000 bước mỗi ngày. Điều này cũng có thể giúp bạn duy trì cân nặng. Với máy đếm bước đi, bạn sẽ nhận được phản hồi ngay lập tức và được ghi nhận cho tất cả những gì bạn thực hiện, chẳng hạn như đi cầu thang bộ thay vì đi thang máy.

2. Xây dựng một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ từ gia đình và xã hội

Nghiên cứu cho thấy rằng có một mạng lưới hỗ trợ mạnh mẽ – chẳng hạn như đã kết hôn, có người để bạn nói chuyện và tin tưởng, hoặc tham gia vào các hội nhóm cộng đồng, tôn giáo – có thể làm giảm mức độ căng thẳng và nguy cơ mắc bệnh tim.

Nếu bạn đã mắc bệnh tim, sự hỗ trợ này có thể giúp giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim. Việc có được ít nhất một người mà bạn có thể dựa vào sẽ giúp bạn trút bỏ gánh nặng và mang lại cho bạn cảm giác thoải mái hơn.

Một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ cũng giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn. Nghiên cứu cho thấy thiếu sự hỗ trợ của xã hội sẽ làm tăng khả năng một người tham gia vào các hành vi không lành mạnh như hút thuốc, ăn nhiều chất béo và uống quá nhiều rượu.

3. Điều trị chứng trầm cảm hoặc lo âu kéo dài

Trầm cảm và lo âu có thể làm tăng nguy cơ tử vong vì bệnh tim nếu một người đã mắc bệnh lý này.

Nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng lo âu hoặc căng thẳng về mặt cảm xúc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ đột tử do tim. Để giảm mức độ lo âu, hãy thử các hoạt động giúp giảm căng thẳng như yoga, thiền đi bộ, thiền truyền thống, sự mường tượng có định hướng (guided imagery) hoặc các phương pháp khác.

Rượu, thuốc lá và caffein có thể làm tăng cảm giác lo âu, căng thẳng cũng như tăng huyết áp. Việc cắt giảm hoặc loại bỏ những tác nhân này có thể giúp bạn giảm lo âu và căng thẳng. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ khi bạn có cảm giác trầm cảm hoặc lo âu, cũng như tham khảo ý kiến về các loại thuốc có thể hữu ích trong trường hợp này.

Ảnh: Heart

4. Giảm căng thẳng trong công việc

Các nghiên cứu chỉ ra rằng có một công việc đòi hỏi cao, cho bạn ít cơ hội được đưa ra quyết định hoặc ít nhận được tưởng thưởng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tình trạng căng thẳng trong công việc càng trở nên nghiêm trọng khi bạn không có một hệ thống hỗ trợ vững chắc hoặc khi bạn mắc chứng lo âu kéo dài.

Nếu bạn không thể tìm thấy một vị trí khác trong công ty, hãy làm những gì bạn có thể để phần nào kiểm soát môi trường làm việc của mình. Mỗi ngày hãy cố gắng dành cho bản thân thời gian ngoài công việc. Làm những việc khiến bản thân có thể thư giãn và cảm thấy thích thú, chẳng hạn đọc sách, đi bộ hoặc hít thở sâu.

Nếu bạn nghĩ rằng mình có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn do căng thẳng trong cuộc sống, hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn, họ có giúp bạn giảm mức độ căng thẳng và từ đó, giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Nguồn: University of Rochester Medical Center

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu