Những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ

Tuổi tác

Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ (dementia). Khoảng 1/3 những người từ 85 tuổi trở lên có các dấu hiệu của bệnh này. Các gen được di truyền từ cha mẹ đóng một phần vai trò một ở độ tuổi này, nhưng những tác nhân khác như chế độ ăn uống, tập thể dục, cuộc sống xã hội và các bệnh lý khác cũng gây ra những ảnh hưởng nhất định. Chứng sa sút trí tuệ không phải là một phần bình thường tất yếu sẽ mắc phải khi chúng ta già đi.

Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch có thể dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ, từ đó khiến cho một người dễ mắc chứng sa sút trí tuệ hơn. Bệnh lý tim mạch thường do tình trạng các mảng bám tích tụ trong các động mạch xung quanh tim (còn gọi là chứng xơ vữa động mạch). Điều này có thể làm chậm lưu lượng máu lên não và khiến một người có nguy cơ bị đột quỵ, từ đó gây cản trở khả năng tư duy hoặc ghi nhớ mọi thứ. Và nhiều tác nhân gây ra bệnh lý tim mạch – như hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tình trạng huyết áp cao và cholesterol cao – cũng có thể dẫn đến chứng sa sút trí tuệ.

Bệnh tiểu đường

Bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về lý do chính xác tại sao những bệnh nhân tiểu đường lại thường mắc chứng sa sút trí tuệ hơn. Tuy nhiên, đó có thể là vì họ có nhiều khả năng bị tổn thương các mạch máu. Điều này có thể làm chậm hoặc chặn lưu lượng máu đến não và làm tổn thương các vùng não, dẫn đến cái gọi là chứng sa sút trí tuệ do mạch máu (vascular dementia). Một số người có thể làm chậm quá trình sa sút trí tuệ nếu họ kiểm soát được bệnh tiểu đường bằng cách dùng thuốc, tập thể dục và áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh.

Cholesterol cao

Mức cholesterol cao, đặc biệt là ở tuổi trung niên, có liên quan đến béo phì, huyết áp cao và tiểu đường. Tất cả những tình trạng này đều làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, nhưng vẫn chưa rõ liệu bản thân cholesterol có là tác nhân trực tiếp hay không. Một số nghiên cứu cho thấy rằng tình trạng cholesterol cao ở tuổi trung niên có thể là nguy cơ mắc bệnh Alzheimer sau này ở tuổi già, nhưng mối liên hệ chính xác vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Huyết áp cao

Ngay cả khi bạn không có vấn đề sức khỏe nào khác, tình trạng cao huyết áp vẫn khiến bạn dễ mắc chứng sa sút trí tuệ do mạch máu cũng như bệnh Alzheimer. Đó có thể là do huyết áp cao gây tổn thương các mạch máu trong não. Huyết áp cao cũng có thể dẫn đến các tình trạng khác – như đột quỵ chẳng hạn – gây ra chứng sa sút trí tuệ. Việc kiểm soát huyết áp bằng chế độ ăn uống, tập thể dục và thuốc (khi cần thiết) có thể làm chậm hoặc ngăn chặn chứng sa sút trí tuệ.

Trầm cảm

Nếu bạn đã từng mắc phải tình trạng phổ biến này, bạn có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ. Các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng trầm cảm đóng vai trò là nguyên nhân. Nó có thể đơn giản là một triệu chứng ban đầu hoặc dấu hiệu của các nguyên nhân khác như bệnh Parkinson và bệnh Huntington. Hãy nói chuyện với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu nếu bạn cảm thấy chán nản trong hơn 2 tuần, ngoài ra hãy ngay lập tức đến gặp bác sĩ nếu bạn nghĩ đến việc làm hại bản thân. Các liệu pháp điều trị và thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng trầm cảm.

Chấn thương vùng đầu

Một chấn thương não nhẹ có thể không khiến bạn bị sa sút trí tuệ sau này. Nhưng những cú va đập hoặc ngã nặng hơn hoặc lặp lại có thể làm tăng gấp đôi hoặc gấp 4 lần nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, thậm chí nhiều năm sau đó. Hãy đến bệnh viện nếu bạn bị va đập vùng đầu và bất tỉnh hoặc nhìn mờ, cảm thấy chóng mặt, lú lẫn, buồn nôn hoặc trở nên quá nhạy cảm với ánh sáng.

Béo phì

Tăng cân quá nhiều ở tuổi trung niên có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ. Béo phì cũng làm tăng tỷ lệ mắc bệnh lý tim mạch và tiểu đường – đây đều là những tình trạng bệnh lý có liên quan đến chứng sa sút trí tuệ. Bạn có thể kiểm tra chỉ số BMI (chỉ số khối cơ thể) để xem liệu bản thân có thuộc xếp loại ‘béo phì’ hay không. Bác sĩ có thể giúp thiết lập mục tiêu giảm cân phù hợp với bạn. Một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên có thể giúp bạn xoay chuyển tình thế.

Di truyền

Di truyền dường như quan trọng trong một số loại sa sút trí tuệ hơn là những loại khác. Nhưng chứng sa sút trí tuệ không phải lúc nào cũng di truyền trong gia đình. Và ngay cả khi có những gen nguy cơ, điều đó không có nghĩa là bạn sẽ mắc chứng sa sút trí tuệ. Nếu bạn đang suy nghĩ về việc xét nghiệm di truyền cho bệnh Alzheimer, hãy hỏi bác sĩ về những ưu và nhược điểm, cũng như tư vấn về khả năng di truyền của con bạn sau này.

Đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng lưu thông máu đến các vùng của não bị chặn lại. Vì thế, các mạch máu bị tổn thương có thể khiến bạn khó suy nghĩ, nói, ghi nhớ hoặc chú ý (đây là chứng sa sút trí tuệ do mạch máu). Những tác nhân làm cho tình trạng đột quỵ dễ xảy ra hơn – như huyết áp cao, bệnh lý tim mạch và hút thuốc – cũng làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ này. Khi nói đến đột quỵ, hãy nghĩ ngay đến từ “FAST” (nhanh chóng) để kiểm tra các triệu chứng và có hướng xử trí:

F – face: có thể liệt mặt (một bên mặt xệ xuống), méo miệng, nhân trung lệch đi

A – arm: cánh tay yếu liệt, rất khó hoặc không thể nâng cánh tay lên

S – speech: ngôn ngữ bất thường, nói khó

T – time: nhanh chóng gọi cấp cứu khi các triệu chứng nêu trên đột ngột xuất hiện.

Ngủ không ngon giấc

Thỉnh thoảng, chúng ta đều có một đêm khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên – bạn thức dậy nhiều lần trong đêm hoặc ngủ không đủ giấc, bạn có nhiều khả năng bị sa sút trí tuệ, bao gồm cả bệnh Alzheimer. Hãy xây dựng và tuân thủ một thói quen ngủ tốt cho sức khỏe: Tránh uống rượu, cafein và tránh dùng thiết bị điện tử vào buổi tối, đồng thời tạo thói quen có được khoảng thời gian thư giãn trước khi đi ngủ, cũng như đi ngủ vào giờ cố định hàng ngày.

Hút thuốc

Hút thuốc có hại cho mạch máu của bạn và khiến bạn dễ bị đột quỵ, từ đó có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ do mạch máu. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề về suy nghĩ hoặc ghi nhớ. Từ bỏ thuốc lá không chỉ có lợi cho não bộ mà còn đem lại cho bạn sức khỏe tổng thể tốt hơn.

Nguồn: WEB MD

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

15 08/2021

Các yếu tố nguy cơ của chứng sa sút trí tuệ

TỔNG QUAN Sa sút trí tuệ (dementia) là một thuật ngữ chung cho sự suy giảm khả năng tâm thần (decline in mental ability), từ đó ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày của người mắc phải chứng này. Các triệu chứng phổ biến bao gồm: suy giảm trí nhớ khó khăn trong suy nghĩ

14 11/2020

Chứng sa sút trí tuệ ở người lớn tuổi

Sa sút trí tuệ là một thuật ngữ chung để chỉ một loạt các tình trạng ảnh hưởng đến não. Các triệu chứng thường bao gồm việc gặp khó khăn về trí nhớ, khả năng giải quyết vấn đề, ngôn ngữ và khả năng phán đoán. Mặc dù sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh

20 11/2020

Những quan niệm sai lầm về chứng sa sút trí tuệ

Hện nay, ước tính có khoảng 5.8 triệu người từ 65 tuổi trở lên ở Mỹ mắc chứng sa sút trí tuệ. Do tuổi thọ trung bình của người Mỹ đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một số chuyên gia dự đoán rằng vào năm 2050, số người lớn tuổi mắc chứng

19 02/2021

Hãy quan tâm đến trí nhớ của bạn

Không phải tất cả các vấn đề về trí nhớ đều đáng lo ngại. Một người thỉnh thoảng sẽ có những lúc hay quên khi họ già đi. Bạn có thể để thất lạc các vật dụng hàng ngày, không thể nhớ tên của một người mà bạn gặp hoặc quên làm một việc gì