Những sự thật thú vị về hệ miễn dịch

Hệ miễn dịch chính là phiên bản ‘quân đội’ của cơ thể: ‘tuyên thệ’ bảo vệ chống lại tất cả những gì đe dọa cơ thể, cả bên trong lẫn bên ngoài. ‘Đội quân’ miễn dịch có những ‘chiến binh’ thực sự có thể giúp thực hiện những điều ‘tuyên thệ’.

Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, nhiễm khuẩn, cũng như giúp cơ thể phục hồi sau chấn thương.

Hỗ trợ bởi lượng lớn máu và bạch huyết

Hệ miễn dịch là một hệ thống ‘chiến đấu’ phức tạp hoạt động nhờ sự hỗ trợ của 5 lít máu và bạch huyết. Bạch huyết là chất lỏng trong suốt và không màu, lưu thông khắp các mô của cơ thể.

Cùng với nhau, hai chất lỏng này vận chuyển tất cả các yếu tố của hệ miễn dịch để chúng có thể thực hiện chức năng của mình.

‘Hiệp sĩ’ bạch cầu

Với tinh thần ‘hiệp sĩ’, các tế bào bạch cầu lao vào ‘trận chiến’ bất cứ khi nào cơ thể gặp vấn đề. Có hai loại bạch cầu khác nhau: thực bào (phagocyte) và lympho bào (lymphocyte).

Thực bào có thể di chuyển qua các mạch máu và mô của cơ thể để bắt lấy và tiêu hóa những ‘kẻ xâm lược’. Thực bào nhắm vào các sinh vật gây bệnh (còn gọi là mầm bệnh) và độc tố. Độc tố là một chất độc tự nhiên do một số sinh vật tiết ra như một hình thức để tự bảo vệ. Đôi khi, trong quá trình thực bào tiêu hóa mầm bệnh, nó sẽ tiết ra một chất hóa học giúp tế bào lympho nhận biết được loại mầm bệnh đó.

Mỗi mầm bệnh mang một loại kháng nguyên cụ thể và mỗi tế bào lympho trong cơ thể mang các kháng thể có khả năng chống lại các kháng nguyên có trong mầm bệnh. Có ba loại tế bào lympho chính trong cơ thể: tế bào B, tế bào T và tế bào giết tự nhiên (tế bào tiêu diệt tự nhiên; tế bào NK).

Tế bào B tạo ra kháng thể tấn công vi khuẩn, virus và chất độc xâm nhập vào cơ thể. Tế bào T tiêu diệt các tế bào trong cơ thể đã bị virus kiểm soát hoặc đã phát triển thành ung thư. Giống như tế bào T, tế bào giết tự nhiên tiêu diệt các tế bào bị nhiễm trùng hoặc tế bào ung thư. Nhưng thay vì tạo ra kháng thể, chúng tạo ra một loại enzym hoặc một chất hóa học đặc biệt có khả năng giết chết các tế bào.

Cơ thể sẽ tạo ra các kháng thể mới bất cứ khi nào nó bị tấn công bởi một loại kháng nguyên mới. Nếu cùng một loại kháng nguyên gây nhiễm cho cơ thể lần thứ hai, cơ thể có thể nhanh chóng tạo ra các bản sao của kháng thể tương ứng để tiêu diệt kháng nguyên này.

Những ‘chiến binh dũng cảm’ này chỉ sống được vài tuần, vì vậy thật tốt khi chúng có rất nhiều – một giọt máu có thể chứa tới 25,000 tế bào bạch cầu.

Sốt và viêm là những dấu hiệu tốt

Sốt và viêm có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu nhưng chúng lại là những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thực hiện công việc của mình. Sốt giúp giải phóng các tế bào bạch cầu, tăng sự trao đổi chất và ngăn chặn sự nhân lên của một số vi sinh vật.

Tình trạng viêm xảy ra khi mỗi tế bào bị thương tổn giải phóng ra các histamine. Các histamine này khiến cho thành tế bào giãn ra. Điều này dẫn đến tình trạng đỏ, nóng, đau và sưng tấy – là những dấu hiệu đặc trưng của viêm. Nhờ đó, cơ thể hạn chế được tác động của chất gây kích ứng.

Ngủ đủ giấc hoặc bạn phải trả giá bằng hệ miễn dịch suy giảm

Bạn đã từng hoạt động quá nhiều, bận rộn với hàng tá những công việc và đột nhiên thấy mình bị ốm? Đó là cách mà hệ miễn dịch ‘trả đũa’ bạn đấy.

Nếu bạn không ngủ nhiều hơn 5 giờ mỗi đêm, hệ miễn dịch có thể bị suy giảm, cũng giống như sức khỏe của bạn vậy. Điều này khiến bạn dễ bị cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng.

Ánh nắng mặt trời tốt cho hệ miễn dịch

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách cơ thể sản xuất vitamin D một cách tự nhiên. Điều này giúp ngăn ngừa một loạt những tình trạng như trầm cảm, bệnh tim và một số bệnh ung thư. Nó thậm chí còn tốt cho những người mắc các chứng rối loạn tự miễn.

Một người có làn da trắng chỉ cần khoảng 10 phút ở ngoài trời vào ngày nắng để có đủ lượng vitamin D cần thiết. Tuy nhiên, tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời có thể gây ra tổn hại tạm thời cho hệ miễn dịch và về lâu dài có thể dẫn đến ung thư da. Hãy nhớ rằng phơi nắng đúng cách là tốt, nhưng bạn cũng cần bảo vệ làn da của mình khi ra đường nhé.

Các chuyên gia chăm sóc da khuyên tất cả mọi người nên thoa kem chống nắng có khả năng chống tia UVA và UVB phổ rộng, chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên và có khả năng chống nước. Khi nắng gắt, bạn cũng nên mặc quần áo bảo vệ, chẳng hạn như:

  • áo dài tay
  • quần dài
  • mũ rộng vành
  • kính râm.

Ngoài ra, hãy hạn chế ra ngoài khi bức xạ ánh nắng mặt trời mạnh nhất, từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều.

Tình trạng căng thẳng làm tổn hại hệ thống miễn dịch

Căng thẳng có ảnh hưởng đáng kể đến hệ miễn dịch. Khi bạn bị căng thẳng, một loạt các phản ứng của cơ thể khiến giải phóng cortisol, adrenaline và các hormone khác từ tuyến thượng thận. Chúng phối hợp giúp cơ thể đối phó với tình trạng căng thẳng. Thông thường, cortisol sẽ hữu ích vì nó làm giảm tình trạng viêm trong cơ thể, tình trạng viêm này là kết quả của các phản ứng miễn dịch gây ra bởi căng thẳng.

Nhưng nếu một người bị căng thẳng kéo dài, theo thời gian, các hormone này có thể ảnh hưởng đến cách cơ thể hoạt động. Điều này làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe, bao gồm:

  • lo âu
  • trầm cảm
  • vấn đề về tiêu hóa
  • bệnh tim
  • rối loạn giấc ngủ
  • tăng cân
  • vấn đề về trí nhớ và sự tập trung.

Điều quan trọng là phải tìm ra những cách hiệu quả để đối phó với tình trạng căng thẳng. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ bị căng thẳng kéo dài cũng như các vấn đề sức khỏe liên quan. Một số giải pháp tốt để giảm căng thẳng bao gồm:

  • thiền
  • yoga
  • châm cứu
  • liệu pháp trò chuyện
  • liệu pháp nghệ thuật
  • tập thể dục
  • ăn uống lành mạnh.

Cười mang lại lợi ích cho hệ miễn dịch

Ông bà ta thường nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bỏ” và đó là sự thật. Cười khiến giải phóng dopamine và các chất hóa học khác giúp mang lại cảm giác dễ chịu ở não, tất cả đều có thể giúp giảm căng thẳng.

Cười hai mươi phút mỗi ngày có thể không giúp bạn tránh được việc phải gặp bác sĩ, nhưng nó có thể giúp giữ cho hệ miễn dịch của bạn hoạt động tốt.

Vi khuẩn giúp bạn khỏe mạnh

Ruột chứa rất nhiều vi khuẩn và những vi sinh vật khác giúp bạn tiêu hóa thức ăn. Nhưng vi trùng bên ngoài cơ thể thường được xem là bẩn và gây hại. Mặc dù phần nào điều này có thể đúng, nhưng bạn vẫn cần những vi trùng đó để sống khỏe mạnh.

Hệ miễn dịch của bạn có thể thích nghi, đó là lý do tại sao con người tồn tại lâu như vậy. Một khi cơ thể tiếp xúc với một chất ngoại lai, nó sẽ tấn công và ghi nhớ thành phần đó. Nếu tác nhân ấy quay trở lại, cơ thể sẽ biết phải làm gì. Điều này rõ ràng nhất với bệnh sởi: một lần nhiễm trùng thường đủ để bảo vệ bạn suốt đời.

Dị ứng

Bất cứ ai bị dị ứng theo mùa hoặc viêm mũi dị ứng có lẽ đều có ‘mối thù’ với mọi loại phấn hoa hoặc bụi xung quanh họ. Những hạt siêu nhỏ này gây ra sự giải phóng histamine, từ đó dẫn đến một số triệu chứng khó chịu của tình trạng dị ứng.

Dị ứng không ảnh hưởng đến tất cả mọi người. Chúng được gây ra khi cơ thể nhầm thứ gì đó vô hại – chẳng hạn như phấn hoa hoặc một loại thực phẩm – là mầm bệnh. Cơ thể khởi động phản ứng miễn dịch chống lại tác nhân đó, vì thế khiến bạn gặp phải các triệu chứng dị ứng.

Rối loạn tự miễn

Đôi khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công chính các mô trong cơ thể, từ đó dẫn đến sự xuất hiện của các bệnh lý. Đây được gọi là tình trạng tự miễn.

Hầu hết hệ miễn dịch của chúng ta đã quen thuộc với các mô của chính cơ thể khi chúng ta còn nằm trong bụng mẹ. Rối loạn tự miễn là tình trạng cơ thể tấn công nhầm các mô khỏe mạnh. Đây là những gì xảy ra ở những người mắc các bệnh tự miễn như:

  • đa xơ cứng
  • lupus ban đỏ
  • viêm khớp dạng thấp
  • bệnh vẩy nến.

Những bệnh lý này được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch.

Giữ cho hệ miễn dịch khỏe

Hệ miễn dịch ‘làm việc chăm chỉ’ để bảo vệ cơ thể mỗi ngày. Dưới đây là những điều bạn có thể làm để hỗ trợ hệ miễn dịch:

  • Có những giấc ngủ ngon. Cơ thể không thể hoạt động bình thường nếu bạn không ngủ ngon và đủ giấc.
  • Tuân thủ việc vệ sinh tốt. Rửa tay thường xuyên có thể ngăn ngừa nhiễm khuẩn.
  • Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và tăng cường tập thể dục. Ăn những thực phẩm bổ dưỡng và duy trì vận động sẽ giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng.

Nguồn: Healthline

 

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), và các tổ chức, cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu