Ngộ độc kim loại nặng

Ngộ độc kim loại nặng là gì?

Ngộ độc kim loại nặng có thể xảy ra khi bạn phơi nhiễm (tiếp xúc) với nhiều loại kim loại nhất định. Nó khiến bạn mệt mỏi và ảnh hưởng đến chức năng hoạt động của cơ thể.

Bình thường, các kim loại nặng – như asen, chì, thủy ngân, và những kim loại khác – đều có ở xung quanh chúng ta. Chúng có trong đất, nước và trong các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, lượng lớn của hầu hết các kim loại nặng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe.

Ngộ độc kim loại nặng là do sự tích tụ của một số kim loại nhất định trong cơ thể do phơi nhiễm thông qua thực phẩm, nước, hóa chất công nghiệp hoặc các nguồn khác. Chẳng hạn, ngộ độc kim loại nặng có thể xảy ra nếu bạn ăn hoặc uống thứ gì đó bị nhiễm kim loại nặng hoặc nếu bạn hít phải khói bụi ô nhiễm.

Có thể kể đến một số kim loại nặng như sau:

  • Asen
  • Cadimi
  • Đồng
  • Sắt
  • Chì
  • Thủy ngân
  • Kẽm.

Không phải tất cả các kim loại này đều không tốt cho cơ thể. Chúng ta cần một lượng nhỏ một số kim loại trong số chúng – chẳng hạn như đồng, sắt và kẽm – để giữ cho cơ thể khỏe mạnh.

Nguyên nhân ngộ độc kim loại nặng và các yếu tố nguy cơ

Bạn có thể bị ngộ độc kim loại nặng nếu bạn:

  • Làm việc trong nhà máy sử dụng kim loại nặng
  • Hít hoặc nuốt phải bụi sơn có chứa chì khi sửa sang lại nhà cửa
  • Ăn cá đánh bắt ở khu vực có hàm lượng thủy ngân cao
  • Sử dụng các loại thuốc thảo dược có chứa kim loại nặng
  • Sử dụng bộ đồ ăn bằng kim loại không được mạ (tráng) đủ tốt để ngăn các kim loại nặng nhiễm vào thực phẩm
  • Uống nước bị nhiễm kim loại nặng
  • Nuốt phải thuốc diệt côn trùng, thuốc diệt cỏ và thuốc trừ sâu.

Triệu chứng ngộ độc kim loại nặng

Các dấu hiệu có thể khác nhau, tùy thuộc vào loại và lượng của từng kim loại cụ thể.

Ngộ độc cấp tính

Tình trạng ngộ độc cấp tính này xảy ra nếu một người phơi nhiễm kim loại nặng với lượng lớn ngay tại một thời điểm, chẳng hạn như với một tai nạn hóa chất trong nhà máy hoặc sau khi một đứa trẻ nuốt phải một món đồ chơi làm bằng chì. Các triệu chứng thường xuất hiện nhanh chóng và một người có thể:

  • Có cảm giác bối rối, thiếu sự phối hợp
  • Có cảm giác tê liệt
  • Buồn nôn và nôn mửa
  • Mất ý thức hoặc ngất xỉu.

Người đó cũng có thể gặp phải tình trạng:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Mất nước
  • Ngứa ran
  • Thiếu máu
  • Tổn thương thận
  • Tổn thương gan
  • Kích ứng phổi
  • Có dịch trong phổi
  • Có các vấn đề về não hoặc mất trí nhớ
  • Có các đường ngang trên móng tay
  • Thay đổi hành vi
  • Xương yếu hoặc biến dạng
  • Sẩy thai hoặc sinh non.

Ngộ độc cấp tính là một trường hợp khẩn cấp. Một người có thể cần được can thiệp y tế ngay lập tức.

Nhiễm độc mãn tính

Điều này xảy ra sau khi phơi nhiễm với kim loại nặng ở liều lượng thấp trong một thời gian dài. Khi kim loại tích tụ trong cơ thể, một người có thể gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Các triệu chứng đến từ từ và có thể bao gồm:

  • Đau đầu
  • Suy nhược và mệt mỏi
  • Đau khớp và cơ
  • Táo bón.

Uống nước có chứa chì có thể dẫn đến các vấn đề về nhận thức và chậm phát triển ở trẻ em. Trẻ sơ sinh uống sữa công thức pha với nước máy có nguy cơ đặc biệt cao nếu nước bị nhiễm kim loại.

Chẩn đoán ngộ độc kim loại nặng

Các xét nghiệm khác nhau có thể được sử dụng để kiểm tra tình trạng ngộ độc đối với các loại kim loại nặng khác nhau. Một số có thể bao gồm xét nghiệm máu hoặc nước tiểu. Một số khác có thể yêu cầu chụp X-quang. Những xét nghiệm này có thể giúp bác sĩ quyết định xem liệu một người có bị ngộ độc kim loại nặng hay không, mức độ nghiêm trọng của tình trạng ngộ độc và những kim loại nặng nào có liên quan. Các xét nghiệm có thể kể đến bao gồm:

  • Xét nghiệm công thức máu (CBC)
  • Kiểm tra chức năng thận
  • Phân tích nước tiểu để tìm protein
  • Kiểm tra chức năng gan
  • Kiểm tra hình ảnh (chụp X-quang vùng bụng)
  • Điện tâm đồ.

Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về công việc, sở thích, chế độ ăn uống và bất kỳ điều gì khác có thể khiến bạn tiếp xúc với các kim loại nguy hiểm.

Các xét nghiệm để xác định nhiễm độc kim loại nặng không phải là điều luôn được thực hiện. Bác sĩ sẽ chỉ thực hiện chúng nếu bạn có các triệu chứng và có tiền sử phơi nhiễm hoặc có lý do chính đáng để nghi ngờ các triệu chứng là có liên quan đến kim loại nặng.

Điều trị ngộ độc kim loại nặng

Điều quan trọng là cần tránh xa bất cứ thứ gì đe dọa đến sức khỏe của bạn để tránh làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn.

Đôi khi một người cần được tiến hành súc dạ dày để thải trừ các kim loại nặng.

Nếu gặp phải tình trạng ngộ độc nghiêm trọng, một phương pháp điều trị có thể được lựa chọn là chelation – liệu háp thải trừ kim loại. Bạn sẽ nhận được thuốc, thường là qua một kim tiêm tĩnh mạch, thuốc này đi vào máu và liên kết với các kim loại nặng trong cơ thể và sau đó, chúng sẽ được đào thải thông qua nước tiểu.

Chelation có thể là một phần quan trọng của việc điều trị. Nhưng liệu pháp này có thể gây nguy hiểm và nó không có tác dụng với tất cả các kim loại nặng. Vì vậy, các bác sĩ chỉ sử dụng liệu pháp này nếu bạn có hàm lượng kim loại cao và có các triệu chứng ngộ độc rõ ràng.

Phòng tránh nhiễm độc kim loại nặng

Những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa ngộ độc kim loại nặng:

  • Mang khẩu trang và quần áo bảo hộ nếu bạn làm việc với kim loại nặng
  • Vì nhiều kim loại tích tụ trong bụi bẩn nên hãy thường xuyên vệ sinh để loại bỏ những thứ này ra khỏi nhà; cởi giày trước khi vào nhà
  • Tránh ăn các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao
  • Nhận biết các khả năng phơi nhiễm với chì có thể có

Kiểm tra bất kỳ thành phần kim loại nặng nào được liệt kê trên nhãn của các sản phẩm mà bạn lựa chọn.

Nguồn: WEB MD, EVERYDAY HEALTH

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu