Ngăn ngừa sẹo: những điều nên và không nên

Sẹo là một phần tự nhiên của quá trình chữa lành. Tuy nhiên, bạn không cần phải mang trên mình những vết sẹo này như ‘minh chứng’ cho những gì mình đã trải qua. Có những giải pháp có thể giúp giảm mức độ nổi bật của các vết sẹo ấy.

Cho dù chúng ta có cẩn thận đến đâu, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Và dù đó là con của bạn đang chập chững tập đi và bị va đầu vào góc bàn hay bạn vô tình bị đứt tay khi đang thái rau, có muôn vàn những lý do khiến những vết thương – và tiếp theo đó thường là những vết sẹo để lại – xuất hiện. Khi chẳng may bị thương, mặc dù bạn không thể ngăn ngừa sẹo hoàn toàn, có những cách bạn có thể thực hiện để giảm bớt mức độ nghiêm trọng của bất bỳ ‘vết tích’ tồn tại lâu dài nào.

Điều trị sẹo: Một số thông tin về sẹo

Điều đầu tiên bạn cần biết, việc sẹo hình thành là một phần hoàn toàn bình thường của quá trình lành thương. Jessica Krant – Bác sĩ chuyên khoa da liễu tại Trung tâm Y tế Downstate SUNY, kiêm người sáng lập Art of Dermatology LLC (New York) cho biết: “Khi da bị thương, quá trình sản xuất collagen sẽ tăng lên đáng kể để giúp hồi phục vết thương nhanh nhất có thể. Phần mô chữa lành này không có cấu trúc như da bình thường, vì vậy nó trông khác với vùng da xung quanh”.

Hình dạng của một vết sẹo nhất định nào sẽ phụ thuộc vào một số các yếu tố. Hình dạng, kích thước và độ sâu của vết thương, cũng như lượng máu lưu thông đến vùng da sẹo, màu da và độ dày da của bạn sẽ ảnh hưởng đến vết sẹo hình thành.

Có 3 loại sẹo chính:

  • Sẹo bình thường: tương đối mỏng, nhỏ và phẳng.
  • Sẹo phì đại: có màu đỏ, dày và nhô cao.
  • Sẹo lồi: loại sẹo này cũng nhô lên, thường sẫm màu hoặc có màu đỏ, và không giống như sẹo phì đại, sẹo lồi vượt ra ngoài đường viền của vết thương. Bác sĩ Krant cho biết, sẹo lồi có xu hướng di truyền và có thể khó kiểm soát hoặc dự đoán.

Ngăn ngừa sẹo: những điều nên và không nên

Có những cách bạn có thể thực hiện – cũng như những sai lầm bạn cần tránh – để giúp vết thương nhanh lành và ít để lại sẹo nhất có thể. Bác sĩ Krant cho biết: “Điểm mấu chốt để giảm sẹo là làm giảm số lượng công việc mà cơ thể phải làm để chữa lành vết thương”. Đây là những cách bạn có thể thực hiện:

  • Khâu vết thương nếu cần. Các vết cắt rộng hoặc sâu thường dễ lành hơn khi được khâu lại bởi chuyên gia y tế. Cần lưu ý rằng vết thương cần được khâu càng sớm càng tốt, khi nó còn mới. Nếu để kéo dài, vết thương có thể bị nhiễm trùng và bác sĩ có thể sẽ không tiến hành khâu lại vì nguy cơ nhiễm trùng gia tăng. Ngoài ra, khi để lâu, vết thương cũng bắt đầu lành một phần, điều này có thể gây trở ngại cho việc khâu vết thương và sẽ không đạt được mức độ thành công như mong muốn. Nếu bạn nghi ngờ về việc liệu vết thương của mình có cần khâu lại hay không, hãy kịp thời đi thăm khám để được bác sĩ quyết định phương pháp điều trị tốt nhất cho vết thương ấy.
  • Giữ ẩm cho vết thương. Bôi sáp dầu khoáng (petroleum jelly) lên vết thương và băng vết thương lại bằng loại băng không dính. Bác sĩ Krant nói rằng điều này có thể đẩy nhanh tốc độ lành thương và giảm thiểu sẹo.
  • Nhẹ nhàng mát-xa vùng da sẹo. Bác sĩ Krant cho biết việc mát-xa vết sẹo hàng ngày với vitamin E có thể giúp làm mờ vết sẹo.
  • Tránh ánh nắng mặt trời. Việc giữ cho vết sẹo tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể giúp giảm màu sắc của vết sẹo.
  • Hãy để vết thương lành một cách tự nhiên. Không sử dụng hydrogen peroxide (oxy già) quá thường xuyên vì nó có thể gây kích ứng liên tục và làm chậm quá trình lành thương. Ngoài ra, bạn đừng nên bóc các vảy phủ lên vết thương. Bác sĩ Krant nói: “Vảy chính là lớp che phủ sinh học tự nhiên. Việc bóc vảy liên tục khi vết thương đang cố lành sẽ làm chậm quá trình lành thương và tăng nguy cơ hình thành sẹo”.
  • Kiên trì. Quá trình lành thương và ổn định sẹo cần thời gian – có thể là một thời gian dài. Giai đoạn đầu của quá trình này mất ba tháng, tiếp theo là giai đoạn thứ hai kéo dài thêm ba tháng nữa. Một năm sau khi bị thương, vết sẹo về cơ bản đã hình thành, tuy nhiên, ngay cả sau đó sẹo vẫn sẽ thay đổi và trông khác đi trong một năm tiếp theo. Bác sĩ Krant nói: “Sự thật là, các vết sẹo sẽ tiếp tục thay đổi và cải thiện theo thời gian, trừ khi chúng là sẹo lồi. Tình trạng sẹo lồi thường liên tục xấu đi nếu không được điều trị”.

Nguồn: Everyday Health

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu