10/04/2021
Giá trị cuộc sống
STELLAPHARM sinh ra là để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người bệnh, giúp tăng cường đảm bảo chất lượng cuộc sống của mọi người. Sức khỏe của bạn, cho hôm nay và tương lai.
1. Metformin là thuốc chủ lực điều trị tiểu đường tuýp 2
Metformin bắt đầu được sử dụng bằng đường uống để điều trị tiểu đường tuýp 2 từ năm 1995.
Metformin giúp kiểm soát lượng đường huyết (glucose) và đôi khi được sử dụng kết hợp với insulin hoặc các loại thuốc khác.
Metformin thực sự là một thuốc chủ lực cho bệnh tiểu đường: một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Diabetes Care cho thấy số người mắc tiểu đường được khởi trị bằng metformin đã tăng lên kể từ năm 2005. Trên thực tế, metformin được khuyến cáo trong hướng dẫn điều trị tiểu đường tuýp 2 như một thuốc điều trị đầu tay (first-line drug) cho những bệnh nhân mới bắt đầu điều trị, cùng với đó là chế độ ăn uống và luyện tập.
2. Metformin thực sự là cứu cánh
Chúng ta biết rằng việc bắt đầu điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng metformin giúp tránh phải sử dụng thêm các thuốc điều trị bệnh tiểu đường khác về lâu dài. Nhưng metformin còn có thể đem lại điều gì khác nữa?
Một nghiên cứu trên Tạp chí Annals of Internal Medicine đã chứng minh rằng việc bắt đầu điều trị bệnh tiểu đường bằng metformin cũng có liên quan đến việc giảm nguy cơ lâu dài của:
hơn so với việc khởi trị bằng sulfonylurea, như glyburide hoặc glipizide
3. Tiểu đường là “bệnh của nhà giàu” nhưng Metformin lại hợp túi tiền
Dạng thuốc generic của cả metformin phóng thích bình thường (tức thời) và phóng thích kéo dài đều có mặt tại các nhà thuốc với giá cả phải chăng.
Có một số điểm mạnh khác của metformin. Thay vì uống viên metformin 1,000 mg mỗi lần, bạn có thể uống 2 viên 500 mg và tiết kiệm tiền hơn.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy mình không đủ khả năng mua thuốc, hãy thảo luận thẳng thắn với bác sĩ hoặc dược sĩ để xem xét các lựa chọn thay thế khác phù hợp túi tiền hơn.
4. Kháng insulin và chỉ số A1C
Có rất nhiều yếu tố tác động đến việc một bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Kháng insulin là một trong số đó, đây là tình trạng mà hormon insulin không được sử dụng hiệu quả và lượng đường tích tụ trong máu quá nhiều. Metformin có tác dụng làm cho các tế bào của cơ thể nhạy cảm hơn với insulin, đồng thời giảm lượng đường được sản xuất tại gan.
Hướng dẫn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) chỉ rõ rằng mức đường huyết nên được xác định cho từng bệnh nhân. Mục tiêu đường huyết (chỉ số A1C) được cá thể hóa dựa trên:
Mặc dù metformin được khuyến cáo là thuốc điều trị đầu tay, một số bệnh nhân có thể cần phải bắt đầu sử dụng thuốc thứ hai cùng lúc để đạt được mục tiêu đường huyết.
ADA khuyến cáo chỉ số A1C nên dưới 7% đối với hầu hết người lớn không mang thai mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, các mục tiêu đường huyết nghiêm ngặt hoặc ít nghiêm ngặt hơn có thể sẽ phù hợp cho từng cá nhân.
Vào tháng 3/2018, Đại học Bác sĩ Hoa Kỳ (ACP) đã nới lỏng khuyến nghị của họ về việc thiết lập mục tiêu A1C, đề nghị chỉ số A1C nên từ 7 – 8% đối với hầu hết người lớn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2. Những người trưởng thành đạt được A1C dưới 6,5% nên được theo dõi và thay đổi quá trình điều trị để giữ cho mức này không xuống thấp hơn nữa.
5. Bạn không thể chịu được mùi của metformin?
Dược sĩ và bệnh nhân biết rõ rằng metformin có thể có mùi tanh khi mở lọ thuốc. Mùi này không có nghĩa là thuốc bị hỏng, chỉ là do đặc tính vốn có của nó.
Metformin có tương đối ít các tác dụng phụ, tuy nhiên buồn nôn có thể là một trong số đó, nguyên nhân có thể do mùi tanh này.
Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Annals of Internal Medicine, một số dạng metformin phóng thích kéo dài có mùi nhẹ hơn và có thể ít gây buồn nôn hơn. Nếu bạn không thể dung nạp metformin, hãy cho bác sĩ biết. Việc chuyển sang dạng thuốc phóng thích kéo dài hoặc thuốc của một hãng sản xuất khác có thể có hiệu quả.
6. Hạ đường huyết: Nguy cơ tuy nhỏ nhưng vẫn có thể có
Hạ đường huyết, tức là lượng đường trong máu thấp quá mức, có thể xảy ra do sử dụng một số loại thuốc điều trị tiểu đường.
Một ưu điểm của metformin là ít gây nguy cơ hạ đường huyết, tỷ lệ chỉ khoảng 1 – 10% bệnh nhân. Tuy nhiên, nếu một người chưa ăn đầy đủ, chơi thể thao gắng sức mà không ăn, hoặc cũng đang dùng các thuốc hạ đường huyết khác như sulfonylurea hoặc insulin, thì tình trạng hạ đường huyết có thể xảy ra.
Uống rượu cùng với metformin cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp. Bệnh nhân lớn tuổi hoặc suy dinh dưỡng và những người bị suy tuyến thượng thận hoặc tuyến yên là những đối tượng đặc biệt có nguy cơ bị hạ đường huyết.
7. Nhiễm toan lactic: Một tác dụng phụ hiếm gặp
Một tác dụng phụ nghiêm trọng là nhiễm toan lactic được liệt kê trong tờ hướng dẫn sử dụng thuốc metformin cho bệnh nhân. Điều quan trọng là bạn phải biết về nó, nhưng bạn cũng cần biết rằng đó là một tác dụng phụ rất hiếm gặp.
Nhiễm toan lactic là tình trạng tích tụ axit lactic trong máu do lượng oxy thấp. Nhiễm toan lactic có thể xảy ra ở những người bị bệnh thận, bệnh gan và nhiều yếu tố nguy cơ khác, chẳng hạn như lớn tuổi hoặc có tiền sử nhiễm toan lactic trong quá trình điều trị bằng metformin.
Theo thông tin từ nhà sản xuất, metformin có thể được sử dụng trong bệnh thận nhẹ đến trung bình với eGFR > 45 mL/phút/1.73 m2 mà không cần điều chỉnh liều lượng.
Chống chỉ định sử dụng metformin ở bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 mL/phút/1,73 m2).
Nhiễm toan lactic đã được báo cáo ở khoảng 1 trong số 33,000 bệnh nhân dùng metformin trong hơn một năm. Mặc dù hiếm gặp, nhưng nếu nhiễm toan lactic xảy ra, nó có thể gây tử vong cho một nửa số người gặp phải tình trạng này.
Các dấu hiệu của nhiễm toan lactic là gì?
Nếu bạn dùng metformin, hãy kiểm tra mức điện giải 1 – 2 tuần sau khi bắt đầu điều trị.
Các dấu hiệu của nhiễm toan lactic bao gồm:
Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy ngừng dùng metformin và gọi cho bác sĩ hoặc đi thăm khám ngay lập tức.
8. Metformin sẽ giúp tôi giảm cân?
Nhiều người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có tình trạng kháng insulin và cần giảm cân. Tất nhiên, đối với bất kỳ ai, cách tốt nhất để giảm cân là kết hợp của một chế độ ăn uống lành mạnh và việc tập thể dục hàng ngày.
Các nghiên cứu lớn đã xem xét việc giảm cân ở những bệnh nhân sử dụng metformin và có sự khác biệt trong các kết quả. Trong một số nghiên cứu, bệnh nhân đã giảm từ 4 – 6,5 pound (1.8 – 3 kg), trong khi với các nghiên cứu khác, bệnh nhân chỉ giảm khoảng 2 pound (0.9 kg). Tuy nhiên, việc giảm cân khi dùng metformin dường như là điển hình, ngay cả khi chỉ cân nặng chỉ giảm nhẹ, trái ngược với sự tăng cân thường xảy ra khi điều trị bằng insulin hoặc sulfonylurea.
Nhỉn chung, trong khi metformin là một loại thuốc hữu ích để kiểm soát lượng đường huyết ở bệnh tiểu đường, việc giảm cân nhờ metformin có lẽ sẽ không đủ. Bệnh nhân nên áp dụng một chế độ ăn uống phù hợp và tập thể dục thường xuyên để kiểm soát cân nặng đối với bệnh tiểu đường tuýp 2.
9. Tôi nên sử dụng metformin như thế nào?
Metformin có dạng viên nén phóng thích bình thường và viên nén phóng thích kéo dài với các hàm lượng khác nhau. Metformin thường được dùng trong bữa ăn. Có thể uống metformin 2 lần/ngày, nhưng một số dạng chỉ dùng 1 lần/ngày.
Metformin có thể gây khó chịu ở dạ dày, buồn nôn hoặc tiêu chảy khi mới bắt đầu điều trị, nhưng đối với nhiều người, những tác dụng phụ này sẽ giảm dần theo thời gian. Uống thuốc trong bữa ăn có thể giúp giảm tình trạng khó chịu ở dạ dày và tiêu chảy.
Để giúp giảm bớt những tác động này cũng như xác định liều lượng hiệu quả nhất, bác sĩ sẽ bắt đầu dùng liều thấp và tăng dần theo thời gian. Ở người lớn, liều tối đa hàng ngày của metformin phóng thích thông thường là 2,550 mg và của metformin phóng thích kéo dài là 2,000 mg.
10. PCOS: cách sử dụng off-label của metformin
(Chú thích: cách sử dụng off-label của một thuốc là việc dùng thuốc đó theo một cách dùng khác, không phải các chỉ định đã được cấp phép bởi cơ quan quản lý dược, hoặc các chỉ định được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng đính kèm trong hộp thuốc. Tuy nhiên việc sử dụng như vậy là có căn cứ, khá phổ biến và là hợp pháp)
Hội chứng buồng trứng đa nang (Polycystic ovary syndrome – PCOS) là tình trạng rối loạn trong đó sự mất cân bằng hormone sinh dục có thể gây ra những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, u nang buồng trứng, khó có thai, nổi mụn trứng cá, mọc lông mặt, kháng insulin và các vấn đề sức khỏe khác. PCOS ảnh hưởng đến 5 – 15% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và họ có thể có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim trong suốt cuộc đời.
Metformin là một giải pháp được sử dụng off-label để điều trị PCOS. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc tiểu đường làm giảm sự kháng insulin. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, bao gồm metformin, có thể làm giảm mức testosterone, khôi phục chu kỳ kinh nguyệt bình thường và khả năng sinh sản.
Các loại thuốc khác, chẳng hạn như thuốc tránh thai hoặc spironolactone, cũng có thể được sử dụng.
Nguồn: DRUGS
STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.
Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.
Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | Số 40 Đại lộ Tự Do, KCN VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có
Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu