Mất ngủ – Tình trạng này là gì, cách mà nó ảnh hưởng đến bạn và cách giúp bạn lấy lại những đêm ngon giấc

Theo sách hướng dẫn ICSD–3 của Viện hàn lâm Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ, chứng mất ngủ (insomnia) được định nghĩa là “tình trạng khó khăn dai dẳng liên quan đến việc bắt đầu giấc ngủ, thời gian ngủ, duy trì giấc ngủ hoặc chất lượng giấc ngủ”. Có nhiều yếu tố góp phần gây ra chứng mất ngủ và tình trạng này cũng có nhiều triệu chứng, nhưng việc chẩn đoán nó phụ thuộc lại xoay quanh 2 yếu tố chính:

  • khó ngủ xảy ra mặc dù có đủ cơ hội cho giấc ngủ bình thường
  • suy giảm khả năng hoạt động vào ban ngày do chất lượng hoặc thời lượng giấc ngủ kém.

Chứng mất ngủ mãn tính (chronic insomnia) được đặc trưng bởi các triệu chứng xảy ra ít nhất 3 lần/ tuần trong ít nhất 3 tháng. Tình trạng mất ngủ kéo dài ít hơn 3 tháng được gọi là chứng mất ngủ ngắn hạn (short-term insomnia). Trong một số trường hợp hiếm hoi, bệnh nhân có thể biểu hiện các triệu chứng mất ngủ mà không đáp ứng các tiêu chuẩn cho chứng mất ngủ ngắn hạn và có thể cần một số hình thức điều trị. Đây được gọi là chứng mất ngủ khác.

Mặc dù chứng mất ngủ có thể biểu hiện theo những cách khác nhau, nhưng hầu hết các chẩn đoán rơi vào một trong hai loại sau:

  • Tình trạng khó bắt đầu giấc ngủ (sleep-onset insomnia): Loại mất ngủ này có thể xảy ra với những người khó thư giãn cơ thể vào thời điểm đi ngủ, cũng như những người có giấc ngủ không đồng bộ với nhịp sinh học do một số yếu tố như thay đổi múi giờ (jet lag) hoặc lịch trình làm việc thay đổi.
  • Tình trạng khó duy trì giấc ngủ, không ngủ yên giấc (sleep maintenance insomnia): Loại mất ngủ này thường gặp ở những người lớn tuổi, cũng như những người uống rượu, cafein hoặc hút thuốc lá trước khi đi ngủ. Một số rối loạn như chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea) và rối loạn vận động chân tay theo chu kỳ (periodic limb movement disorder) cũng có thể gây ra loại mất ngủ này.

Một số người có thể bị chứng mất ngủ hỗn hợp (mixed insomnia) bao gồm cả việc khó bắt đầu giấc ngủ và khó duy trì giấc ngủ, đồng thời những người bị mất ngủ mãn tính (kinh niên) có thể nhận thấy các triệu chứng này thay đổi theo thời gian.

Nguyên nhân của chứng mất ngủ

Mất ngủ được cho là bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng đáng báo động (còn gọi là tăng nhạy cảm quá độ – hyperarousal) có thể ảnh hưởng đến việc bắt đầu giấc ngủ và duy trì giấc ngủ. Trạng thái này có thể thuộc về tinh thần, thể chất hoặc kết hợp cả hai. Các yếu tố môi trường, sinh lý và tâm lý đều có thể đóng một vai trò nào đó trong chứng mất ngủ, bao gồm:

  • Tiêu thụ các chất ảnh hưởng tiêu cực đến giấc ngủ

Các chất này bao gồm rượu, nicotin và các chất kích thích khác, cũng như cafein. Một số loại thuốc cũng có thể cản trở giấc ngủ, chẳng hạn như thuốc giảm cân bằng cách ức chế cảm giác thèm ăn – ngon miệng và thuốc chữa cảm lạnh. Mọi người cũng có thể gặp phải các vấn đề liên quan đến việc bắt đầu giấc ngủ hoặc duy trì giấc ngủ khi cơ thể họ đang trong quá trình thích nghi với các loại thuốc mới hoặc đối phó với việc ngừng sử dụng thuốc sau khi kết thúc điều trị.

  • Những vấn đề sức khỏe

Tình trạng đau và khó chịu về thể chất có thể khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn và/hoặc khó ngủ yên giấc, dẫn đến việc suy giảm khả năng hoạt động vào ban ngày. Các tình trạng khiến bạn phải đi vệ sinh thường xuyên vào ban đêm, chẳng hạn như mang thai hoặc phì đại tuyến tiền liệt, cũng có thể gây ra các triệu chứng mất ngủ. Điều này cũng gặp với chứng ngưng thở khi ngủ – tình trạng rối loạn đặc trưng bởi các đợt thở không đều xảy ra suốt đêm. Tình trạng đau mãn tính, hội chứng chân không yên (restless leg syndrome), bệnh tim và phổi cũng liên quan đến chứng mất ngủ.

  • Rối loạn sức khỏe tâm thần và hành vi

Chứng mất ngủ là một triệu chứng phổ biến của bệnh trầm cảm. Tình trạng căng thẳng và lo âu cũng có thể góp phần gây ra mất ngủ, và đến lượt nó, tình trạng mất ngủ có thể lại càng làm trầm trọng thêm cảm giác căng thẳng và lo âu. Rối loạn sức khỏe tâm thần như rối loạn lưỡng cực (bipolar disorder) cũng có thể dẫn đến mất ngủ. Việc lo lắng quá mức về việc không thể ngủ cũng được biết đến là nguyên nhân gây ra chứng mất ngủ.

Mất ngủ cũng có liên quan đến lối sống và thói quen ngủ không lành mạnh. Nhiều người hình thành những thói quen này từ khi còn bé, khiến họ khó từ bỏ chúng khi trưởng thành. Những thói quen này có thể là việc đi ngủ vào những giờ khác nhau mỗi đêm hoặc ngủ quá nhiều trong ngày. Việc tiếp xúc với màn hình máy tính, TV và điện thoại di động cũng có thể gây ra các vấn đề về giấc ngủ, tương tự với làm việc vào buổi tối hoặc ca đêm. Ngoài ra còn có các yếu tố khác có thể gây khó đi vào giấc ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ, chẳng hạn như tập thể dục không đủ trong ngày hoặc tiếng ồn và/hoặc ánh sáng quá mức trong phòng ngủ.

Triệu chứng của chứng mất ngủ

Các triệu chứng phổ biến nhất ở những bệnh nhân mất ngủ mãn tính bao gồm khó bắt đầu giấc ngủ và/hoặc khó ngủ yên giấc, thức dậy sớm hơn dự định và không cảm thấy cần phải nghỉ ngơi hoặc không sẵn sàng cho việc ngủ vào giờ ngủ buổi tối. Suy giảm khả năng hoạt động ban ngày là một triệu chứng đặc trưng khác của chứng mất ngủ và điều này cũng có thể biểu hiện theo những cách khác nhau, chẳng hạn như mệt mỏi và cạn kiệt năng lượng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, thay đổi tâm trạng và dễ cáu gắt, cũng như các vấn đề về hành vi như tăng động và hung hăng.

Tình trạng mất ngủ trên thực tế thông qua các con số

Các cuộc khảo sát và nghiên cứu về giấc ngủ đã cho thấy nhiều kết quả khác nhau về tỷ lệ mất ngủ giữa các nhóm khác nhau. Một số ước tính cho thấy 10 – 30% người trưởng thành sống chung với chứng mất ngủ kinh niên. Với các nghiên cứu khác, con số này khoảng 50 – 60%.

Chứng mất ngủ cũng phổ biến hơn ở một số nhóm nhân khẩu học nhất định. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng mất ngủ ảnh hưởng đến 30 – 48% người lớn tuổi. Điều này có thể là do các bệnh lý mãn tính, sự tách biệt với xã hội, việc sử dụng nhiều hơn các thuốc kê đơn, cũng như các yếu tố như thói quen ngủ không lành mạnh và căng thẳng gây ra chứng mất ngủ ở tất cả các nhóm tuổi. Các nghiên cứu khác đã phát hiện ra chứng mất ngủ có thể xảy ra ở 23,8% thanh thiếu niên. Hơn 50% phụ nữ mang thai gặp các vấn đề về giấc ngủ mà đó có thể là các triệu chứng của tình trạng mất ngủ.

Tỷ lệ mất ngủ giữa các nhóm chủng tộc và dân tộc khác nhau khó xác định hơn một chút. Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mất ngủ ở nhóm dân tộc thiểu số cao hơn so với người da trắng. Các nghiên cứu khác lại đưa ra kết quả trái ngược, cho thấy người da trắng phải vật lộn với việc bắt đầu giấc ngủ và duy trì giấc ngủ nhiều hơn so với người da đen và người gốc Tây Ban Nha.

Các cách giúp ngăn ngừa tình trạng mất ngủ

Chứng mất ngủ kinh niên có thể cần thuốc kê đơn, liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive – behavioral therapy) và các cách điều trị chính thức khác. Đối với một số người, thực hành thói quen sống lành mạnh và thói quen mang lại giấc ngủ tốt có thể làm giảm các triệu chứng mất ngủ và giúp họ ngủ ngon hơn. Các biện pháp mang lại giấc ngủ tốt sau đây có thể hữu ích cho những người bị chứng mất ngủ:

  • Hạn chế hoặc từ bỏ việc ngủ ngày, đặc biệt là vào cuối ngày
  • Hạn chế sử dụng các sản phẩm có cồn, cafein và thuốc lá vào buổi tối
  • Tránh ăn khuya
  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với màn hình của các thiết bị điện tử trước giờ ngủ
  • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên trong ngày
  • Tuân theo một lịch trình ngủ nhất quán bao gồm giờ đi ngủ và giờ thức dậy giống nhau cho mỗi ngày
  • Không gian phòng ngủ là nơi chỉ dành để ngủ cũng như ‘đời sống chăn gối’; tránh làm việc, chơi trò chơi điện tử và các hoạt động kích thích khác tại không gian này.

Nguồn: SLEEP FOUNDATION

 

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu