Mang thai có nên tập gym, tập tạ?

Gần đây, nhiều chị em tỏ thắc mắc khi thấy có những bà mẹ đang mang thai nhưng vẫn tập gym, tập tạ.

Chiều 30.8, bác sĩ Lê Văn Hiền và bác sĩ Đào Thị Yến Thủy (cố vấn về sản phụ khoa và dinh dưỡng của Bệnh viện Quốc tế Hạnh Phúc, TP.HCM) có buổi chia sẻ những thông tin liên quan đến tập luyện, dinh dưỡng đối với bà mẹ mang thai.

Bác sĩ Lê Văn Hiền cho biết, nhiều người tỏ ra bất ngờ, thậm chí bất bình khi thấy có bà mẹ mang thai “sô” clip tập gym, tập tạ lên Facebook, vì theo họ như thế sẽ nguy hiểm cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai cần phải tập luyện, vận động cơ thể; chỉ nên lưu ý là vận động, tập luyện đúng với sức của mình; còn tập gym, tập tạ thì cần có huấn luyện viên hay người am hiểu hướng dẫn tập đúng cách, phù hợp với từng người, chứ không phải mang thai là không nên tập gym, tập tạ.

Theo bác sĩ Hiền, khi mang thai tử cung to lên, chèn ép các mạch máu, việc vận động (vừa sức) lúc này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn. Nếu không vận động sẽ làm phù nhiều hơn, hoặc có thể tạo cục máu đông (huyết khối) ở tĩnh mạch gây nguy hiểm khi sanh. Việc vận động còn giúp phòng ngừa sa tử cung về sau.

Bác sĩ Đào Thị Yến Thủy chia sẻ, phụ nữ mang thai và sau sinh không quá kiêng khem trong ăn uống, mà cần ăn uống đa dạng, đủ các chất, ngay cả trước khi chuẩn bị mang thai, để cả bé và mẹ đều khỏe mạnh. Với bà mẹ sau sinh, ngủ ngon, tâm lý thỏa mái sẽ giúp tạo sữa nhiều hơn.

(Theo Thanhnien.vn)

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu