Lợi ích của việc súc miệng bằng nước muối?

Súc miệng bằng nước muối là một phương pháp hỗ trợ phòng và điều trị bệnh tại nhà đơn giản, an toàn và tiết kiệm.

Phương pháp này được sử dụng nhiều nhất trong trường hợp viêm họng, nhiễm trùng đường hô hấp do virus như cảm lạnh hoặc nhiễm trùng xoang. Nó cũng có thể giúp ích trong trường hợp dị ứng hoặc các vấn đề nhẹ khác. Súc miệng bằng nước muối có thể có hiệu quả trong cả việc làm giảm các tình trạng nhiễm trùng lẫn ngăn bệnh trở nặng.

Pha nước muối súc miệng khá dễ dàng, chỉ cần hai thành phần – nước và muối, đồng thời việc này không mất nhiều thời gian. Việc súc miệng bằng nước muối cũng tương đối nhanh chóng và hoàn toàn an toàn cho trẻ em trên 6 tuổi.

Vì mang tính tự nhiên, rẻ tiền và tiện lợi, súc miệng bằng nước muối được xem là một phương pháp điều trị tiêu chuẩn tại nhà cho một số bệnh. Hãy cùng tìm hiểu cách súc miệng bằng nước muối, lợi ích của nó và những điều khác nữa ngay sau đây nhé.

Súc miệng bằng nước muối có thể giảm đau do viêm họng và loét miệng.

Tại sao bạn nên súc miệng bằng nước muối?

Súc miệng bằng nước muối đã trở thành phương pháp sẵn có và phổ biến để điều trị một số bệnh nhẹ. Trước khi y học hiện đại xuất hiện, súc miệng bằng nước muối cũng đã được sử dụng thành công như phương pháp điều trị thay thế.

Trên thực tế, hiện nay các nghiên cứu và y học hiện đại vẫn ủng hộ quan điểm cho rằng súc miệng bằng nước muối là một giải pháp điều trị hiệu quả đối với một số vấn đề sức khỏe nhẹ.

Muối đã được khoa học chứng minh là giúp hút nước ra khỏi các mô trong miệng, đồng thời tạo ra một rào cản muối, từ đó ngăn nước và các mầm bệnh có hại xâm nhập lại vào bên trong.

Điều này làm cho nước muối súc miệng có hiệu quả trong việc ngăn chặn virus và vi khuẩn, giảm nguy cơ nhiễm trùng trong miệng và cổ họng, đồng thời giảm viêm trong một số trường hợp nhất định, bao gồm:

1. Viêm họng

Mặc dù là phương pháp điều trị tại nhà xuất hiện từ rất lâu nhưng súc miệng bằng nước muối vẫn được các bác sĩ khuyên dùng để giảm tình trạng đau họng, theo ghi nhận từ một cuộc điều tra lâm sàng năm 2011.

Phương pháp này đặc biệt hiệu quả đối với cảm lạnh hoặc cúm gây đau họng nhẹ, nhưng với tình trạng viêm họng nặng hơn, súc miệng bằng nước muối có thể mang lại hiệu quả tốt hơn với sự trợ giúp của acetaminophen hoặc ibuprofen.

2. Nhiễm trùng xoang và đường hô hấp

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nước muối có thể giúp giảm mức độ nghiêm trọng của tình trạng nhiễm trùng, cho dù đó là do virus hay vi khuẩn, bao gồm:

  • cảm lạnh
  • cúm
  • viêm họng do liên cầu khuẩn
  • bệnh bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng.

Một nghiên cứu năm 2013 về các phương pháp phòng ngừa bệnh cúm không thuộc phương pháp điều trị y khoa, cho thấy súc miệng bằng nước muối thậm chí có thể ngăn ngừa tái nhiễm hiệu quả hơn so với việc tiêm phòng cúm. Đó là khi đối tượng tiếp xúc với khá nhiều người.

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm các triệu chứng của cảm lạnh thông thường.

3. Dị ứng

Vì viêm họng cũng có thể xảy ra khi gặp phải một số tình trạng dị ứng – chẳng hạn như dị ứng phấn hoa hoặc lông chó mèo – súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp giảm các triệu chứng của tình trạng đau họng gây khó chịu do phản ứng dị ứng gây ra.

4. Sức khỏe răng miệng

Nước muối có thể hút nước và vi khuẩn, đồng thời bảo vệ nướu. Chính vì thế mà súc miệng bằng nước muối có thể mang lại hiệu quả trong việc cải thiện sức khỏe nướu và răng. Súc miệng cũng có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu, viêm nha chu và sâu răng.

Một đánh giá năm 2010 cho thấy rằng sử dụng nước muối súc miệng hàng ngày giúp giảm số lượng vi khuẩn có hại được tìm thấy trong nước bọt.

5. Nhiệt miệng

Cũng giống như việc mang lại hiệu quả đối với viêm họng, súc miệng bằng nước muối có thể làm giảm các vết loét trong miệng, hay còn được gọi là tình trạng nhiệt miệng (canker sores). Nước muối súc miệng có thể làm dịu cảm giác đau và tình trạng viêm mà những vết loét này gây ra.

Cách súc miệng bằng nước muối tốt nhất

Súc miệng bằng nước muối tại nhà rất dễ dàng và đơn giản. Người lớn ở mọi lứa tuổi và trẻ em trên 6 tuổi đều có thể thực hiện được. Trường hợp có thể không áp dụng được là trẻ em dưới 6 tuổi và bất kỳ ai gặp phải khó khăn khi súc miệng.

1. Cách pha nước muối súc miệng

Pha khoảng 1/4 đến 1/2 thìa cà phê muối trong mỗi 240 ml nước.

Nước sử dụng tốt nhất nên là nước ấm, vì nước ấm có thể làm dịu cơn đau họng tốt hơn so với nước lạnh. Nước ấm cũng thường khiến cho việc súc miệng đem lại cảm giác dễ chịu hơn. Nhưng nếu bạn thích dùng nước lạnh thì hiệu quả của việc súc miệng cũng sẽ không bị ảnh hưởng.

Nước ấm cũng có thể giúp muối hòa tan vào nước dễ dàng hơn. Việc hòa tan muối tốt hơn có thể sẽ giúp ích nếu bạn đang sử dụng muối biển thô hoặc muối kosher thay vì muối iốt hoặc muối ăn dạng mịn hơn. Bạn có thể dùng bất kỳ loại muối nào để pha nước muối súc miệng.

Nếu bạn muốn tăng thêm hương vị cho nước súc miệng, hãy thử thêm vào:

  • mật ong
  • chanh
  • các thảo mộc có tác dụng với tình trạng cảm lạnh và cúm.

2. Cách súc miệng bằng nước muối

Súc họng bằng nước muối càng lâu càng tốt. Sau đó tiếp tục súc trong khoang miệng và giữa các kẽ răng. Sau khi thực hiện xong, bạn nên nhỏ bỏ phần nước này mặc dù bạn có thể nuốt phần nước này nếu bạn dùng nước lọc để pha nước muối súc miệng.

Trong trường hợp nhiễm trùng, nhổ bỏ phần nước muối đã súc họng và khoang miệng ra ngoài được xem là tốt hơn để ngăn ngừa nhiễm trùng.

Hãy lưu ý nếu bạn súc miệng nhiều lần mỗi ngày và nuốt quá nhiều nước muối, nó có thể khiến cơ thể bạn mất nước. Uống quá nhiều nước muối cũng có thể gây ra những nguy cơ về sức khỏe, chẳng hạn như thiếu hụt canxi và huyết áp cao.

Nên súc miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày.

Súc miệng càng lâu càng tốt có thể giúp đảm bảo rằng nước súc miệng có hiệu quả.

Tóm lại

Đối với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn cảm thấy thoải mái với việc súc miệng thì súc miệng bằng nước muối có thể là phương pháp điều trị tại nhà tuyệt vời.

Súc miệng bằng nước muối đặc biệt được các bác sĩ tin tưởng xem như cách giúp giảm đau và viêm trong tình trạng viêm họng. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối cũng có thể giúp ngăn ngừa và làm giảm một số bệnh nhiễm trùng – do vi khuẩn và virus – ở miệng, cảm lạnh, cúm và viêm họng do liên cầu.

Nước muối súc miệng cũng phần nào đem lại tác động tích cực đối với dị ứng, nhiệt miệng, cũng như cải thiện sức khỏe răng miệng. Trên hết, súc miệng bằng nước muối được chứng minh là phương pháp điều trị rất an toàn và theo thời gian đã cho thấy được hiệu quả. Nước muối súc miệng cũng rất dễ pha tại nhà.

Nguồn: Health Line

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu