Hướng dẫn để bảo vệ thận của bạn

Thận đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe tổng thể, vì vậy cơ quan này nhất thiết phải chăm sóc và bảo vệ. Bệnh thận là một mối quan tâm lớn về sức khỏe cộng đồng. Bệnh thận thường không được phát hiện cho đến khi nó đã tiến triển nặng. Thật không may, đây là lúc một người cần phải được chạy thận hoặc cấy ghép thận.

Điều cốt yếu là cần phải phát hiện bệnh thận trước khi các vấn đề rắc rối bắt đầu. Thường xuyên kiểm tra sức khỏe nói chung và chức năng thận nói riêng là điều quan trọng cần làm, đặc biệt là đối với những người có nguy cơ mắc bệnh thận.

Hãy làm theo các bước sau để có hiểu biết thêm về bệnh thận, nguy cơ mắc bệnh và cách phòng ngừa nhé!

Bước 1: Hiểu biết, nắm bắt thông tin

6 chức năng của thận khỏe mạnh:

  • Điều chỉnh mức chất lỏng của cơ thể
  • Lọc chất thải và chất độc ra khỏi máu
  • Giải phóng một loại hormone điều chỉnh huyết áp
  • Kích hoạt vitamin D để duy trì xương chắc khỏe
  • Giải phóng hormone điều khiển việc sản xuất các tế bào hồng cầu
  • Giữ cân bằng các khoáng chất trong máu (natri, phốt-pho, kali).

8 vấn đề sức khỏe mà bệnh thận có thể gây ra:

  • Bệnh tim
  • Nhồi máu cơ tim và đột quỵ
  • Huyết áp cao
  • Đe dọa tính mạng
  • Xương yếu
  • Tổn thương dây thần kinh (bệnh lý tổn thương thần kinh ngoại biên – neuropathy)
  • Suy thận (bệnh thận giai đoạn cuối – end-stage kidney disease (ESRD))
  • Thiếu máu hoặc số lượng hồng cầu thấp.

Bước 2: Đánh giá nguy cơ mắc bệnh thận

5 yếu tố nguy cơ chính:

  • Bệnh tiểu đường (bạn hoặc người thân trong gia đình)
  • Huyết áp cao (bạn hoặc người thân trong gia đình)
  • Bệnh tim (bạn hoặc người thân trong gia đình)
  • Tiền sử gia đình về suy thận, tiểu đường hoặc huyết áp cao
  • Béo phì.

Các yếu tố nguy cơ bổ sung:

  • 60 tuổi trở lên
  • Cân nặng khi sinh thấp
  • Sử dụng NSAIDs (một loại thuốc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen và naproxen) kéo dài
  • Lupus, các rối loạn tự miễn dịch khác
  • Nhiễm trùng tiết niệu mạn tính
  • Sỏi thận.

Biết được liệu bạn có nguy cơ mắc bệnh thận hay không là bước đầu tiên để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Bước 3: Nhận biết các triệu chứng

8 dấu hiệu bất thường có thể gặp:

Hầu hết những người bị bệnh thận giai đoạn đầu không có triệu chứng, đó là lý do tại sao việc phát hiện sớm bệnh thận là rất quan trọng. Vào thời điểm các triệu chứng xuất hiện, bệnh thận có thể đã chuyển sang giai đoạn nặng và các triệu chứng có thể gây nhầm lẫn. Hãy chú ý đến những điều dấu hiệu sau:

  • Mệt mỏi, suy nhược
  • Đi tiểu khó, đau
  • Nước tiểu có bọt
  • Nước tiểu màu hồng, sẫm (tiểu ra máu)
  • Khát nhiều hơn
  • Phải đi tiểu nhiều hơn (đặc biệt là vào ban đêm)
  • Mắt sưng húp
  • Sưng mặt, tay, bụng, mắt cá chân, bàn chân

Bước 4: Kiểm tra

Nếu bạn hoặc người thân thuộc nhóm có nguy cơ cao, hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiến hành những xét nghiệm sau đây — và đặc biệt quan trọng với xét nghiệm cuối cùng. Bác sĩ cũng có thể thực hiện thêm các xét nghiệm khác.

3 xét nghiệm “cứu cánh” đơn giản:

  • Huyết áp (Đo huyết áp – Blood pressure Test)

Huyết áp cao có thể làm hư hại các mạch máu nhỏ trong thận (cụm mao mạch xung quanh phần cuối của ống thận, nơi các chất thải được lọc từ máu). Đây là nguyên nhân thứ hai gây suy thận sau bệnh tiểu đường.

Chỉ số tốt: Với hầu hết mọi người, chỉ số này nên dưới 140/90. Nếu bạn bị bệnh thận mạn tính, chỉ số này dưới 130/80 sẽ tốt hơn. Chỉ số dưới 120/80 được xem là tốt nhất. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết chỉ số nào phù hợp cho bạn.

  • Protein trong nước tiểu (Xét nghiệm nước tiểu – Urine test)

Vết của albumin – một loại protein trong nước tiểu (albumin niệu) có thể là dấu hiệu sớm của bệnh thận. Lượng albumin và các protein khác tìm thấy thường xuyên trong nước tiểu (protein niệu) cho thấy thận bị tổn thương.

Chỉ số tốt: Dưới 30 mg albumin trên mỗi gam creatinine niệu (một chất thải bình thường).

  • Tỷ lệ lọc cầu thận (Glomerular Filtration Rate – GFR) (Xét nghiệm máu – Blood test)

Chỉ số này đo lường mức độ lọc máu của thận. Các bác sĩ đo nồng độ creatinine trong máu và thực hiện một phép tính để tìm ra GFR.

Chỉ số tốt: Trên 90: tốt. 60-89: nên được theo dõi. Dưới 60 trong 3 tháng: bệnh thận.

Bước 5: Giữ gìn sức khỏe

6 điều người bị bệnh thận nên làm:

  • Giảm huyết áp khi bị huyết áp cao
  • Kiểm soát đường huyết
  • Giảm lượng muối ăn vào
  • Tránh NSAIDs (một loại thuốc giảm đau)
  • Ăn vừa phải protein
  • Tiêm phòng cảm cúm hàng năm.

9 điều mọi người nên làm:

  • Tập thể dục thường xuyên
  • Kiểm soát cân nặng

Cân nặng quá mức sẽ làm tăng huyết áp, từ đó gây hại cho thận. Cố gắng giữ cho mình một cân nặng hợp lý bằng cách vận động và không ăn quá nhiều. Chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách hữu ích để kiểm tra xem bạn có sở hữu cân nặng hợp lý hay không. Đặt mục tiêu tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần với các bài tập cường độ vừa phải, chẳng hạn như đi bộ, đạp xe hoặc bơi lội.

  • Tuân theo một chế độ ăn cân bằng: Chế độ ăn cân bằng đảm bảo cơ thể nhận được tất cả các vitamin và khoáng chất cần thiết. Ăn nhiều trái cây, rau củ và các loại ngũ cốc nguyên hạt. Không ăn quá nhiều thức ăn mặn hoặc béo.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá làm giảm lưu lượng máu đến thận, từ đó có thể làm giảm chức năng của thận. Hút thuốc cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận lên khoảng 50%.
  • Uống rượu bia chừng mực

Hút thuốc và uống quá nhiều rượu bia đều làm tăng huyết áp. Huyết áp cao là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh thận.

  • Giữ đủ nước cho cơ thể: Uống nhiều nước sẽ giúp thận hoạt động tốt. Nước tiểu phải có màu vàng rơm. Nếu nó sẫm màu hơn, đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mất nước.
  • Theo dõi mức cholesterol
  • Kiểm tra sức khỏe hàng năm
  • Nắm rõ tiền sử bệnh của gia đình.

Nguồn: KIDNEY.ORG; UK NATIONAL HEALTH SERVICE; UROLOGY CARE FOUNDATION

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu