Giải thích về sự thèm ăn – Sự thật và lầm tưởng

Thèm ăn là cảm giác vô cùng phổ biến. Mặc dù cảm giác này khác nhau ở mỗi người, chúng ta khó có thể bỏ qua cảm giác thèm ăn và nó thường biểu hiện thông qua mong muốn mãnh liệt hoặc cần được đáp ứng ngay lập tức đối với một loại thức ăn cụ thể.

Cảm giác thèm ăn có thể do nhiều yếu tố gây ra – có thể thuộc về thể chất hoặc tinh thần. Trong một số trường hợp nhất định, cảm giác này cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó và bạn không nên bỏ qua.

Hãy cùng tìm hiểu về ý nghĩa của cảm giác thèm ăn cũng như những lý do có thể có đứng đằng sau cảm giác này.

Những nguyên nhân có thể khiến bạn thèm ăn

Cảm giác thèm ăn có thể do một số yếu tố gây ra, thường được chia thành hai nhóm chính: thể chất và tinh thần. Việc nhận thức được điều này có thể giúp bạn xác định yếu tố nào đặc biệt kích thích cảm giác thèm ăn mà bạn gặp phải.

– Nguyên nhân thuộc về thể chất

  • Mất cân bằng hormone leptin và ghrelin. Sự mất cân bằng trong các hormone thúc đẩy lần lượt cảm giác no và đói này có thể khiến một số người cảm thấy thèm ăn hơn so với những người khác.
  • Thai kỳ. Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể ảnh hưởng đến các thụ thể khứu giác và vị giác, từ đó khiến bạn cảm thấy thèm ăn dữ dội hơn.
  • Hội chứng tiền kinh nguyệt (premenstrual syndrome – PMS). Những thay đổi trong hormone estrogen và progesterone xảy ra ngay trước kỳ kinh có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là đối với các loại thực phẩm giàu carbohydate (tức tinh bột và đường).
  • Thiếu ngủ. Ngủ quá ít hoặc giấc ngủ kém chất lượng có thể làm rối loạn nồng độ các hormone chịu trách nhiệm điều hòa cảm giác đói và no, cũng như chu kỳ ngủ – thức, từ đó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, đặc biệt là vào buổi tối.
  • Chế độ ăn thiếu hụt chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng như protein và chất xơ giúp bạn cảm thấy no lâu hơn. Chế độ ăn ít các thành phần dinh dưỡng kể trên có thể khiến bạn cảm thấy nhanh đói hoặc có cảm giác thèm ăn, ngay cả khi bạn đã nạp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bổ sung quá ít chất lỏng cho cơ thể có thể làm tăng cảm giác đói hoặc cảm giác thèm ăn ở một số người.
  • Hệ vi sinh vật đường ruột. Có bằng chứng cho thấy rẳng loại vi khuẩn hiện diện trong ruột của bạn có thể ảnh hưởng đến tần suất và loại cảm giác thèm ăn mà bạn gặp phải. Tuy nhiên, cần có thêm nghiên cứu thêm để khẳng định mối liên hệ này.
  • Hoạt động thể chất. Việc tăng cường mức độ hoạt động thể chất – ngay cả khi chỉ đơn giản bằng cách đi bộ nhiều hơn – có thể giúp giảm cảm giác thèm ăn. Tương tự, vận động ít hơn bình thường có thể khiến bạn thấy thèm ăn hơn.
  • Thực phẩm chế biến sẵn. Có bằng chứng cho thấy thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo và đường bổ sung, có thể gây ra tình trạng giống như việc nghiện các loại thực phẩm này, do đó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn.
  • Tần suất ăn những thức ăn bạn thèm. Việc ăn loại thực phẩm mà bạn thèm ít thường xuyên hơn có thể hiệu quả trong việc giảm cảm giác thèm ăn của bạn đối với thực phẩm cụ thể đó – khi so sánh với việc bạn ăn một phần nhỏ của loại thực phẩm đó bất cứ khi nào bạn thèm.

– Nguyên nhân thuộc về tinh thần

  • Căng thẳng. Tình trạng căng thẳng có thể làm tăng nồng độ hormone cortisol. Mức cortisol cao có thể liên quan đến cảm giác đói, thèm ăn và khả năng cao hơn xuất hiện các hành vi ăn uống vô độ hoặc ăn do stress.
  • Tính cách. Một số bằng chứng cho thấy rằng những người có tính cách bốc đồng hơn hoặc có điểm số cao hơn khi đánh giá tính cách dễ nghiện (addictive personality) cũng có khả năng gặp phải cảm giác thèm ăn cao hơn.
  • Hoàn cảnh ăn uống. Não bộ có thể liên kết việc ăn một loại thức ăn cụ thể với một bối cảnh cụ thể – ví dụ như ăn bỏng ngô và xem một bộ phim. Điều này có thể khiến bạn thèm món ăn cụ thể đó vào lần tiếp theo khi bối cảnh tương tự xuất hiện, chẳng hạn như cứ đến rạp chiếu phim là bạn lại không thể rời mắt khỏi quầy bán bỏng ngô vì cảm giác thèm ăn dâng lên trong bạn.
  • Tâm trạng. Một số tâm trạng nhất định có thể kích thích cảm giác thèm ăn các loại thực phẩm cụ thể. Chẳng hạn, tâm trạng tiêu cực xuất hiện thường gây ra cảm giác thèm ăn những món nhiều hương vị, ngon miệng và có lượng calo cao.

Cảm giác thèm ăn có phải là dấu hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng?

Có một quan niệm phổ biến cho rằng cảm giác thèm ăn là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đang thiếu một số dưỡng chất nhất định. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, quan niệm này lại hiện không được khoa học ủng hộ vì một vài lý do.

Chẳng hạn, trong một số trường hợp, việc thèm ăn muối có thể do cơ thể bạn đang thiếu natri. Tuy nhiên, hầu hết những người thèm thức ăn có vị mặn đều không bị thiếu thành phần natri kể trên.

Hơn nữa, dựa trên lý thuyết về sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, bạn sẽ mong đợi rằng hầu hết cảm giác thèm ăn sẽ là với thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, trải qua quá trình chế biến tối thiểu, chẳng hạn như trái cây, rau của quả, ngũ cốc nguyên hạt hoặc các loại đậu. Tuy nhiên, trên thực tế, hầu hết cảm giác thèm ăn có xu hướng dành cho những thực phẩm có giá trị dinh dưỡng thấp, chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, giàu chất béo, đường hoặc muối bổ sung.

Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy nam giới và phụ nữ có xu hướng thèm ăn các loại thức ăn khác nhau. Chẳng hạn, phụ nữ có xu hướng thèm đồ ngọt hơn, trong khi nam giới có xu hướng thèm đồ mặn hơn. Nhưng có rất ít bằng chứng cho thấy phụ nữ thiếu những chất dinh dưỡng có nhiều hơn trong thức ăn ngọt và nam giới thiếu chất dinh dưỡng có nhiều hơn ở món mặn.

Cuối cùng, nghiên cứu cho thấy rằng tần suất bạn ăn một số loại thực phẩm nhất định càng ít thì bạn càng ít có khả năng thèm những món này. Tuy nhiên, nếu cảm giác thèm ăn xuất phát từ việc tiêu thụ thường xuyên mặc dù chỉ với lượng ít các loại thực phẩm này, bạn sẽ thấy điều ngược lại xảy ra, tức là bạn sẽ càng thèm ăn hơn.

Sẽ thế nào nếu tôi thèm những thứ không phải thực phẩm?

Mặc dù tình trạng thèm ăn các loại thực phẩm thường không phải là dấu hiệu của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng, thèm ăn những thứ không phải là thực phẩm lại có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt này.

Một ví dụ về điều này là pica – tình trạng có thể khiến một người thèm ăn những thứ không phải thực phẩm, chẳng hạn như đá lạnh, bụi đất hoặc bột giặt.

Tình trạng pica xảy ra phổ biến nhất ở trẻ em và phụ nữ mang thai và hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác của tình trạng này.

Các nghiên cứu cho thấy những người mắc chứng pica thường có lượng sắt, canxi hoặc kẽm thấp. Hơn nữa, cảm giác thèm ăn những thứ không phải thực phẩm mà một người gặp phải thường được khắc phục khi người đó được bổ sung các chất dinh dưỡng thiếu hụt.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp mắc chứng pica đều được giải quyết thông qua việc bổ sung dưỡng chất. Do đó, cần có thêm nghiên cứu để xác định vai trò chính xác của sự thiếu hụt chất dinh dưỡng trong tình trạng pica.

Tóm lại

Cảm giác thèm ăn có thể do nhiều yếu tố thể chất hoặc tinh thần gây ra. Chúng có thể là dấu hiệu của sự mất cân bằng nội tiết tố, chế độ ăn uống không tối ưu, mức độ căng thẳng cao, tình trạng thiếu ngủ hoặc ít hoạt động thể chất.

Tình trạng thèm ăn một loại thực phẩm hiếm khi là dấu hiệu cho thấy bạn đang thiếu các chất dinh dưỡng chứa trong thực phẩm cụ thể đó. Tuy nhiên, thèm ăn những thứ không phải thực phẩm – chẳng hạn như bụi đất, nước lạnh hoặc bột giặt – đôi khi có thể do chế độ ăn uống quá ít những dưỡng chất nhất định gây ra.

Nếu bạn hiện đang thèm ăn những thứ không phải thực phẩm, hãy đi thăm khám và tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ nguyên nhân thiếu hụt chất dinh dưỡng.

Nguồn: Health Line

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như Cơ quan Quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các tổ chức và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu