Cách kiểm tra mạch (nhịp tim)

Mạch là gì?

Khi tim một người đập, nó sẽ đẩy máu đi khắp cơ thể. Nhịp đập của tim (heart beat) có thể được cảm nhận như ‘mạch’ (pulse) trên cổ tay hoặc cổ của người đó.

Nhịp tim được đo bằng cách đếm số lần tim đập trong một phút. Ví dụ, nếu tim bạn co bóp 72 lần/phút thì mạch của bạn sẽ là 72 lần/phút (beats per minute – bpm). Đây cũng được gọi là nhịp tim (heart rate) của bạn.

Mạch bình thường sẽ đập theo nhịp đều đặn, ổn định. Tuy nhiên, ở một số người, nhịp điệu này không đồng đều, hoặc loạn nhịp. Đây được gọi mạch không đều.

Làm thế nào để bạn tìm thấy mạch của mình?

Nơi dễ nhất để tìm thấy mạch (bắt mach) là ở cổ tay.

Xoay bàn tay của bạn để lòng bàn tay hướng lên trên. Đặt ba ngón tay giữa của tay còn lại lên cổ tay kia ở vị trí ngay dưới nếp gấp cổ tay (gần phần gốc của ngón cái). Ấn nhẹ để cảm nhận mạch đập bên dưới các ngón tay. Nếu bạn không thể cảm nhận được mạch này, hãy ấn mạnh hơn một chút.

Làm thế nào để bạn kiểm tra mạch (nhịp tim) của mình?

Bạn có thể dùng tay để đo nhịp tim của mình bằng cách kiểm tra mạch đập. Thực hiện theo 3 bước sau:

  • Tìm mạch ở cổ tay (như đã giải thích ở trên).
  • Đếm số nhịp với tổng thời gian 30 giây.
  • Nhân đôi số nhịp bạn đã đếm được. Đây chính là nhịp tim hoặc mạch của bạn, đơn vị đo là lần/phút (số lần – hoặc nhịp – mỗi phút).

Ngoài ra, hãy ghi lại để biết liệu nhịp tim của bạn có đều hay không. Một trái tim khỏe mạnh bình thường sẽ đập theo nhịp ổn định, đều đặn giống như một chiếc đồng đồng hồ vậy.

Một số người thích sử dụng máy đo nhịp tim để có được kết quả đo. Thiết bị đo như thế thường được tích hợp trong các thiết bị theo dõi sức khỏe, hiện được bán rộng rãi trong các cửa hàng thể thao và các cửa hàng bán lẻ khác. Tuy nhiên, độ chính xác của chúng còn phụ thuộc vào chất lượng của thiết bị.

Thế nào là nhịp tim bình thường?

Nhịp tim bình thường khi bạn không vận động là khoảng 60 – 100 lần/phút. Đây được gọi là nhịp tim nghỉ ngơi (resting heart rate). Nếu đang vận động, bạn sẽ cần đợi ít nhất 5 phút trước khi bắt mạch.

Khi bạn vận động, tim sẽ đập nhanh hơn để nhận được nhiều oxy hơn cho các cơ đang hoạt động. Cơ thể càng hoạt động nhiều, tim càng đập nhanh hơn. Chẳng hạn, nhịp tim khi bạn đang chạy nước rút sẽ nhanh hơn nhiều so với nhịp tim khi bạn đang đi bộ. Khi bạn đang tập thể dục cường độ cao, sẽ là điều bình thường nếu nhịp tim của bạn lên đến 160 lần/phút hoặc hơn nữa.

Có những thứ khác có thể khiến tim bạn đập nhanh hơn, chẳng hạn như cafein, nicotin, các chất kích thích và một số loại thuốc. Tim cũng sẽ đập nhanh hơn khi bạn có những cảm xúc mạnh như lo lắng hoặc sợ hãi.

Vận động viên hoặc những người rất khỏe mạnh có thể có nhịp tim khi nghỉ ngơi dưới 60 lần/phút.

Thế nào là mạch không đều?

Mạch không đều là khi tim không đập theo nhịp đều đặn, ổn định. Đây còn được gọi là nhịp tim không đều hoặc rối loạn nhịp tim (arrhythmia).

Nếu nhịp tim của bạn không đều, bạn có thể nhận thấy rằng mạch của mình:

  • dường như không ổn định hoặc loạn nhịp
  • nhanh, ngay cả khi bạn đang nghỉ ngơi
  • dường như chậm bất thường hầu hết thời gian.

Tại sao việc kiểm tra mạch lại quan trọng?

Đôi khi tình trạng mạch không đều là vô hại. Tuy nhiên, điều quan trọng là nó phải được chuyên gia y tế kiểm tra bởi vì đôi khi đó có thể là dấu hiệu của bệnh tim.

Loại phổ biến nhất của các vấn đề liên quan đến nhịp tim là rung nhĩ (atrial fibrillation – AF) – tình trạng có thể khiến một người có nguy cơ cao hơn bị đột quỵ. May mắn là, nếu bạn bị AF, bạn có thể dùng thuốc để giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Bác sĩ có thể làm xét nghiệm đơn giản gọi là điện tâm đồ (ECG) để kiểm tra thêm về tình trạng mạch không đều.

Thế nào là tình trạng hồi hộp – đánh trống ngực?

Tình trạng hồi hộp – đánh trống ngực (heart palpitation) là khi bạn đột nhiên nhận thấy tim mình đang đập không đều. Đôi khi bạn có thể cảm nhận tình trạng này thông qua tai hoặc ngực khi bạn đang nằm. Nhịp tim của bạn có thể:

  • quá nhanh hoặc chậm
  • không đều (có thể bỏ lỡ một nhịp chẳng hạn), loạn nhịp
  • như đập mạnh trong lồng ngục (đánh trống ngực).

Không có gì bất thường khi thỉnh thoảng bạn cảm thấy tình trạng hồi hộp – đánh trống ngực, và phần lớn chúng vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng này, hãy đi thăm khám nhé!

Tập thể dục và nhịp tim

Giống như bất kỳ loại cơ nào khác, tim cũng cần việc tập thể dục để giữ cho nó khỏe mạnh. Tập thể dục thường xuyên có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các tình trạng sức khỏe khác, như bệnh tiểu đường chẳng hạn.

Để giữ cho tim khỏe mạnh, bạn nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần với cường độ thấp đến trung bình. Nếu bạn bị bệnh tim, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về những bài tập thể dục phù hợp, cũng như nhịp tim mục tiêu nào là an toàn cho bạn.

Có thể sử dụng nhịp tim để đo cường độ tập thể dục của bạn. Để tập thể dục ở cường độ thấp đến trung bình, nhịp tim phải ở mức 50 – 70% nhịp tim xấp xỉ tối đa (approximate maximum heart rate – MHR)

Cách dễ nhất để có được MHR là lấy 220 trừ đi tuổi của bạn. Sau đó, bạn cần tính từ 50 – 70% MHR của mình để có được nhịp tim khi tập thể dục ở cường độ thấp đến trung bình.

Ví dụ: Nếu bạn 40 tuổi:

  • nhịp tim xấp xỉ tối đa của bạn: 220 – 40 = 180 lần/phút
  • 50% MHR của bạn: 180 x 0.5 = 90 lần/phút
  • 70% MHF của bạn: 180 x 0.7 = 126 lần/phút.

Hoặc bạn cũng có thể sử dụng bảng nhịp tim bên dưới để có được ước tính sơ bộ.

Nhịp tim ước tính khi tập thể dục:

TuổiNhịp tim xấp xỉ tối đa (maximum heart rate – MHR) (đơn vị: lần/phút)Nhịp tim mục tiêu khi tập thể dục cường độ thấp đến trung bình (50 – 70% MHR tối đa) (đơn vị: lần/phút)
20200100 – 140
3019095 – 133
4018090 – 126
5017085 – 119
6016080 – 112
7015075 – 105
8014070 – 98
9013065 – 91

Hãy nhớ rằng nếu bạn đang sử dụng thuốc để làm chậm nhịp tim, nhịp tim của bạn có thể không theo bảng trên, đồng thời bạn cần xác định mục tiêu là tập thể dục với cường độ nào khiến bạn có thể thở nhẹ nhàng.

Nguồn: HEART FOUNDATION (New Zealand)

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu