Bệnh tim: 12 dấu hiệu cảnh báo xuất hiện trên da

Các dấu hiệu cảnh báo có thể xuất hiện trên da và móng, đó là lý do tại sao bác sĩ da liễu có thể là người đầu tiên nhận thấy rằng một ai đó có thể mắc bệnh tim. Nếu bạn biết về những dấu hiệu này, bạn cũng có thể nhận biết được những cảnh báo của bệnh tim thông những gì quan sát được trên da và móng tay của mình. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Sưng cẳng chân và bàn chân

  • Có thể cho biết: Tim hoạt động không bình thường.

Nhiều bệnh lý về tim khiến chất lỏng tích tụ ở bàn chân và cẳng chân. Khi chất lỏng tích tụ, bạn có thể thấy tình trạng sưng, có thể kéo dài đến tận vùng đùi chân và bẹn.

  • Thuật ngữ y học: Edema (phù).

2. Da có màu xanh lam hoặc tím

  • Có thể cho biết: Tình trạng tắc nghẽn mạch máu.

Khi bạn bị quá lạnh, da của bạn có thể chuyển sang màu xanh lam (hoặc tím). Tuy nhiên, nếu một vùng da có màu xanh lam (hoặc tím) khi cơ thể bạn vẫn ấm, đó có thể là dấu hiệu máu không nhận đủ oxy. Hình ảnh cho thấy bệnh nhân này mắc một tình trạng gọi là hội chứng ngón chân xanh, xảy ra khi một hoặc nhiều mạch máu bị tắc nghẽn.

Nếu không được điều trị, việc thiếu oxy sau cùng có thể khiến da và các mô bên dưới chết đi.

  • Thuật ngữ y học: Cyanosis (hội chứng xanh tím da).

3. Những đường có dạng lưới màu xanh lam hoặc tím trên da

  • Có thể cho biết: Bạn có động mạch bị tắc nghẽn.

Một số người nhìn thấy những đường này trên da khi họ cảm thấy lạnh. Khi da ấm lên, những đường này sẽ biến mất. Chúng cũng có thể được nhìn thấy khi dùng một số loại thuốc nhất định. Nếu một trong những điều kể trên là nguyên nhân gây ra những đường có dạng lưới thì điều đó thường không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý gọi là hội chứng thuyên tắc do cholesterol (cholesterol embolization syndrome), xảy ra khi các động mạch nhỏ bị tắc nghẽn. Sự tắc nghẽn có thể dẫn đến các mô và cơ quan bị tổn hại, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đi thăm khám để biết liệu bản thân có mắc bệnh lý nào chưa được chẩn đoán hay không.

  • Thuật ngữ y học: Livedo reticularis (tình trạng mạch máu nổi lên như mạng nhện trên da).

4. Những u giống như sáp, màu vàng cam nổi trên da

  • Có thể cho biết: Mức cholesterol trong cơ thể bạn không tốt cho sức khỏe.

Nếu nhìn thấy những u màu vàng cam mọc trên da, bạn có thể bị tình trạng tích tụ cholesterol dưới da. Sự lắng đọng không gây đau đớn này có thể xuất hiện ở nhiều vùng của cơ thể, bao gồm khóe mắt, đường hằn trên lòng bàn tay hoặc mặt sau của cẳng chân.

Nếu bạn nhận thấy những khối u này trên bất kỳ vùng da nào của cơ thể, hãy đi thăm khám. Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm cholesterol hoặc một xét nghiệm khác. Mức cholesterol không tốt cần được điều trị để giúp ngăn ngừa bệnh lý tim mạch đe dọa tính mạng. Kiểm soát được mức cholesterol cũng có thể giúp loại bỏ các u này trên da. Nếu chúng không biến mất, bác sĩ da liễu có thể có giải pháp để điều trị cho bạn.

  • Thuật ngữ y học: Xanthelasma (cholesterol tích tụ trên mí mắt), xanthoma (cholesterol tích tụ ở những nơi khác).

5. Những mảng gồm các nốt u sần đột nhiên xuất hiện trên da

  • Có thể cho biết: Bạn có mức lipid tăng vọt hoặc mắc bệnh tiểu đường.

Sự xuất hiện đột ngột của những nốt u này có thể trông giống như trình trạng phát ban, mụn cóc hoặc một bệnh lây nhiễm trên da được gọi là u mềm lây (molluscum contagiosum). Những nốt sần này thực chất là sự lắng đọng mỡ do lượng chất béo trung tính (triglyceride) trong máu rất cao.

Việc điều trị là cần thiết để giảm lượng chất béo trung tính cũng như điều trị bất kỳ bệnh lý nghiêm trọng nào, chẳng hạn như bệnh tim do mức chất béo cao gây ra.

  • Thuật ngữ y học: Eruptive xanthoma (u vàng phát ban: đề cập đến sự xuất hiện đột ngột của sự lắng đọng chất béo).

6. Móng tay cụp xuống và các đầu ngón tay bị sưng lên

  • Có thể cho biết: Bạn có thể bị nhiễm trùng tim, bệnh tim hoặc vấn đề về phổi.

 Đối với nhiều người, những dấu hiệu này là vô hại. Tuy nhiên, nếu quan sát thấy những dấu hiệu như vậy ở ngón tay và móng tay, tốt nhất là bạn nên tìm hiểu xem liệu mình có thể đang mắc một bệnh lý nào đó – chẳng hạn như bệnh phổi hoặc bệnh tim – hay không.

  • Thuật ngữ y học: Clubbing (chứng ngón hình chùy: móng tay mọc cúp xuống và ngón tay sưng lên).

7. Các đường màu đỏ hoặc tím dưới móng

  • Có thể cho biết: Hầu hết những người nhìn thấy những đường này dưới móng đã bị tổn thương móng theo một cách nào đó. Nếu bạn không thể nhớ trước đó bạn đã bị thương ở móng, bạn cần đi thăm khám. Những đường này có thể là dấu hiệu của bệnh tim hoặc một tình trạng khác.

Khi đó là dấu hiệu của bệnh tim, người bệnh sẽ có xu hướng có các triệu chứng, chẳng hạn như sốt cao và nhịp tim yếu hoặc không đều.

  • Thuật ngữ y học: Splinter hemorrhage (xuất huyết dưới móng: có những đường – trông giống như thanh gỗ bị gãy – nằm bên dưới móng).

8. Những bướu có bề mặt láng bóng trên da

  • Có thể cho biết: Bạn có protein lắng đọng trong tim hoặc trong cơ quan khác.

Những bướu này có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên da. Chúng thường chỉ ra rằng có sự tích tụ protein bất thường trong một cơ quan, chẳng hạn như tim. Nếu protein tích tụ trong tim, tim sẽ khó có thể hoạt động bình thường.

  • Thuật ngữ y học: Systemic amyloidosis (chứng thoái hóa tinh bột hệ thống: các bướu tạo ra do sự tích tụ một loại protein bất thường, được gọi là amyloid).

9. Những cục u gây đau nổi lên ở ngón tay, ngón chân hoặc cả hai

  • Có thể cho biết: Bạn bị nhiễm trùng ở tim hoặc mạch máu.

Nếu bạn bị tình trạng nhiễm trùng tim được gọi là viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (infective endocarditis), những cục u gây đau này có thể phát triển ở ngón tay, ngón chân hoặc cả hai nơi. Các cục u có thể tồn tại trong vài giờ đến vài ngày.

Mặc dù các cục u có thể tự biến mất, bệnh nhân cần được điều trị nhiễm trùng. Bởi vì tình trạng nhiễm trùng này là do vi khuẩn gây ra, thuốc kháng sinh thường có thể được sử dụng. Đôi khi, phẫu thuật cũng có thể cần thiết cho bệnh nhân.

  • Thuật ngữ y học: Osler nodes (nốt Osler: một bác sĩ tên Osler đã phát hiện ra mối liên hệ giữa một bệnh nhân có những cục u và bệnh nhiễm trùng tim, vì thế các cục u này được gọi là nốt Osler).

10. Những vùng da đổi màu thành hơi nâu (hoặc hơi đỏ), thường xuất hiện ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay

  • Có thể cho biết: Bạn bị nhiễm trùng ở tim hoặc mạch máu.

Các vùng da thay đổi màu sắc ở lòng bàn chân của bệnh nhân như trong hình cũng là dấu hiệu của bệnh  viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Không giống như các nốt Osler, những vùng da đổi màu này không gây đau. Những dấu hiệu trên da sẽ biến mất mà không cần điều trị, thường trong vài ngày hoặc vài tuần. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng cần được điều trị.

  • Thuật ngữ y học: Janeway lesions (tổn thương Janeway: đặt theo tên của bác sĩ người Mỹ Theodore Caldwell Janeway).

11. Ban da không ngứa (các nốt phẳng có viền hơi nhô lên) và sốt

  • Có thể cho biết: Bạn bị sốt thấp khớp (còn gọi là bệnh thấp tim hay thấp khớp cấp – rheumatic fever).

Nếu con bạn bị viêm họng, việc điều trị nhanh chóng là rất quan trọng. Khi bệnh không được điều trị nhanh, các vấn đề khác có thể xuất hiện. Một trong những vấn đề này là sốt thấp khớp. Đây là tình trạng phổ biến ở các nước đang phát triển.

Khi trẻ bị sốt thấp khớp, nó có thể dẫn đến bệnh tim kéo dài suốt đời. Sốt thấp khớp là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim ở trẻ em.

  • Thuật ngữ y học: Erythema marginatum (hiện tượng hồng ban vòng trong sốt thấp khớp).

12. Ban da, đồng thời môi sưng, nứt nẻ và thường chảy máu

  • Có thể cho biết: Đứa trẻ mắc bệnh Kawasaki.

Khi một đứa trẻ bị phát ban, sốt, đồng thời môi cực kỳ khô, có thể nứt nẻ và chảy máu, đó có thể là do bệnh Kawasaki gây ra. Căn bệnh này ảnh hưởng đến các mạch máu và thường phát triển ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Mặc dù bệnh Kawasaki có thể tự khỏi trong vòng 12 ngày mà không cần điều trị, bệnh lý này có thể dẫn đến các hệ lụy nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tim.

  • Thuật ngữ y học: Mucocutaneous lymph node syndrome (hội chứng hạch bạch huyết ở da, là tên khác của bệnh Kawasaki).

Các dấu hiệu khác xuất hiện trên da có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh tim, bao gồm:

  • Một vòng màu xám xung quanh tròng đen của mắt
  • Những thay đổi trên lưỡi, chẳng hạn như lưỡi sưng lên và chuyển sang màu đỏ như quả dâu tây
  • Da đổi màu.

Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trong số này, hãy đi thăm khám, đồng thời hãy thật bình tĩnh. Các dấu hiệu đôi khi có thể là vô hại, nhưng điều quan trọng là chúng cần được bác sĩ kiểm tra. Bệnh lý về tim sẽ được điều trị dễ hơn khi phát hiện sớm.

Nguồn: American Academy of Dermatology Association

Giới thiệu về STELLAPHARM

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu