Sử dụng Kháng sinh – Nên và không nên

Sử dụng kháng sinh một cách đúng đắn là cách chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Dưới đây là một số cách bạn có thể áp dụng để sử dụng kháng sinh một cách hợp lý, từ đó bạn có thể được điều trị tốt nhất khi mắc bệnh, cũng như bảo vệ bản thân khỏi những tác hại do việc sử dụng kháng sinh không cần thiết, đồng thời có thể chống lại tình trạng đề kháng kháng sinh.

Chỉ sử dụng kháng sinh khi cần

Kháng sinh chỉ điều trị một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra, chẳng hạn như:

  • Viêm họng do liên cầu khuẩn (strep throat)
  • Ho gà (whooping cough)
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu (urinary tract infection – UTI).

Kháng sinh không có tác động trên vi-rút, chẳng hạn những vi-rút gây ra các bệnh như:

  • Cảm lạnh (cold) và chảy nước mũi, ngay cả khi chất nhầy đặc, vàng hoặc xanh
  • Hầu hết các bệnh viêm họng (trừ viêm họng do liên cầu khuẩn)
  • Cúm (flu)
  • Hầu hết các trường hợp viêm phế quản (bronchitis).

Kháng sinh cũng không cần thiết đối với một số bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường, bao gồm:

  • Nhiều bệnh nhiễm trùng xoang
  • Một số bệnh nhiễm trùng tai.

Sử dụng kháng sinh khi không cần thiết sẽ không giúp ích cho bạn trong khi các tác dụng phụ của chúng có thể gây hại. Bác sĩ có thể quyết định phương pháp điều trị tốt nhất khi bạn bị ốm. Đừng bao giờ nài ép bác sĩ kê đơn thuốc kháng sinh.

Nếu cần sử dụng kháng sinh, hãy tuân theo đúng đơn thuốc

Nếu bác sĩ quyết định việc sử dụng kháng sinh là phương pháp điều trị tốt nhất khi bạn bị ốm:

  • Hãy sử dụng kháng sinh theo đúng hướng dẫn của bác sĩ
  • Không đưa thuốc kháng sinh của bạn cho người khác dùng
  • Đừng giữ lại thuốc kháng sinh không dùng đến (để dùng lại sau này). Hãy hỏi ý kiến dược sĩ về việc huỷ thuốc còn thừa một cách an toàn
  • Không sử dụng thuốc kháng sinh được kê đơn cho người khác. Điều này có thể cản trở quá trình điều trị tốt nhất cho bạn, khiến bệnh của bạn trở nên nặng hơn hoặc gây ra các tác dụng phụ.

Hãy nói chuyện với bác sĩ và dược sĩ nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về thuốc kháng sinh mà mình sử dụng.

Hãy báo với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ hoặc phản ứng dị ứng nào trong khi dùng kháng sinh

Các tác dụng phụ thường gặp bao gồm các vấn đề sức khỏe từ nhẹ đến rất nặng, có thể bao gồm:

  • Phát ban
  • Buồn nôn
  • Bệnh tiêu chảy
  • Nhiễm trùng nấm men.

Các tác dụng phụ nghiêm trọng hơn có thể bao gồm:

  • Nhiễm trùng C. diff, gây tiêu chảy có thể dẫn đến tổn thương ruột kết nặng và tử vong
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng và đe dọa tính mạng
  • Các tình trạng nhiễm trùng đề kháng kháng sinh.

Nếu bạn cần sử dụng kháng sinh, hãy đảm bảo lợi ích luôn lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ cũng như sự đề kháng kháng sinh.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ về cách hồi phục sức khoẻ nếu không cần dùng kháng sinh

Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng là câu trả lời trong trường hợp bạn bị ốm. Đôi khi, cách điều trị tốt nhất khi bạn bị ốm có thể là thuốc không kê đơn. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có được những lời khuyên giúp bạn khỏe mạnh trở lại trong quá trình cơ thể chống lại nhiễm trùng.

Hãy cố gắng giữ gìn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh

Những cách mà bạn có thể áp dụng để tránh cho bản thân và người khác mắc bệnh bao gồm:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ
  • Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi
  • Ở nhà (tránh đi ra ngoài) khi bạn bị ốm
  • Tránh dùng tay chưa rửa sạch để chạm vào mắt, mũi và miệng
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị cảm lạnh hoặc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
  • Tiêm vắc-xin được khuyến nghị, chẳng hạn như vắc-xin cúm.

Nguồn: US CDC

Giới thiệu về STELLA

STELLAPHARM là một trong những công ty dược phẩm hàng đầu và là nhà sản xuất thuốc kháng virus tại Việt Nam. Công ty được thành lập vào năm 2000 tại Việt Nam; và chúng tôi chú trọng vào các thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn đặc biệt trong điều trị các bệnh liên quan tim mạch, kháng virus, bệnh tiểu đường, v.v… và sản phẩm của công ty đang được sử dụng bởi hàng triệu bệnh nhân tại hơn 50 nước trên thế giới.

Công ty được chứng nhận toàn cầu về chất lượng thông qua việc các nhà máy sản xuất của công ty đã được thanh tra và phê duyệt bởi các cơ quan có thẩm quyền như cơ quan quản lý thuốc Châu Âu (EMA), cục Dược phẩm và thiết bị Y tế Nhật Bản (PMDA), cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Taiwan FDA), Tổ chức Y tế thế giới và các tổ chức (WHO), và cơ quan khác.

Để biết thêm thông tin về bài viết:
Công ty TNHH Liên Doanh Stellapharm – Chi nhánh 1 | 40 Đại lộ Tự Do, VSIP, P. An Phú, Thành phố Thuận An, Bình Dương
T: +84 274 376 7470 | F: +84 274 376 7469 | E: info@stellapharm.com | W: www.stellapharm.com

You May like

21 11/2022

Việc tập thể dục vào cuối ngày có thể làm giảm tình trạng kháng insulin và giúp kiểm soát đường huyết

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ béo phì toàn cầu đã tăng gấp 3 lần kể từ năm 1975. Mối liên hệ giữa béo phì và kháng insulin mang tính chất hai chiều. Tình trạng kháng insulin thường phát triển do nguyên nhân thừa cân hoặc béo phì và điều này có

14 11/2022

Làm cách nào để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên?

Tiểu cầu là các tế bào máu đóng vai trò quan trọng vai trò trong quá trình đông máu – giúp máu đông cũng như cần thiết để duy trì tình trạng đông máu này. Tuy nhiên, một số người gặp phải tình trạng giảm tiểu cầu (thrombocytopenia) – tức là có lượng tiểu cầu